Đăng bởi Để lại phản hồi

BẤT CỨ AI CŨNG CÓ CÓ THỂ QUYẾT ĐỊNH MÌNH SẼ TRỞ THÀNH NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO VỀ MẶT TINH THẦN VÀ TÂM HỒN.

Con người có thể vượt qua sự vô cảm và kiềm chế sự tức giận. Con người có thể giữ vững sự tự do về tinh thần, sự độc lập về tâm trí, ngay cả trong những điều kiện tồi tệ do căng thẳng về tinh thần lẫn thể chất.

Những người đã sống trong trại có thể nhớ đến những người đã đi bộ qua các dãy nhà để động viên những người khác, chia sẻ với họ mẩu bánh mì cuối cùng của mình. Có thể họ chỉ có vài người, nhưng điều đó cũng đủ để chứng minh rằng người ta có thể lấy đi của một người mọi thứ, chỉ trừ một điều: sự tự do – sự tự do trong việc lựa chọn thái độ sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, và sự tự do lựa chọn hướng đi của mình.

Và luôn có những lựa chọn mà ta phải quyết định. Mỗi một ngày, mỗi một giờ thường đem đến cho ta cơ hội để đưa ra quyết định, quyết định về việc bạn sẽ khuất phục hay ngẩng cao đầu trước những thế lực đang đe dọa cướp đi con người thật của bạn, cướp đi sự tự do bên trong của bạn; quyết định về việc bạn có trở thành trò đùa của hoàn cảnh, chối bỏ sự tự do và phẩm giá của mình để bị nhào nặn thành hình nhân tiêu biểu cho phận tù hay không.

Theo quan điểm này, các phản ứng tâm lý của người tù trong trại dường như xuất phát từ chính bản thân họ hơn là từ tác động của những điều kiện nhất định về vật chất và xã hội. Thậm chí ngay cả các điều kiện như thiếu ngủ, thiếu ăn và các kiểu căng thẳng thần kinh có thể gợi ý rằng người tù bị buộc phải phản ứng theo những cách nhất định thì trong phân tích cuối cùng, rõ ràng người tù trở thành loại người nào là kết quả từ quyết định bên trong của họ, chứ không đơn thuần chỉ là kết quả từ ảnh hưởng của hoàn cảnh sống trong trại. Vì vậy, về cơ bản, bất cứ ai cũng có thể quyết định mình sẽ trở thành người như thế nào về mặt tinh thần và tâm hồn, ngay cả trong những hoàn cảnh như thế. Người ấy vẫn có thể giữ lại phẩm giá của mình, dù là ở trong trại tập trung. Dostoevski đã nói rằng: “Chỉ có một điều mà tôi sợ: không xứng đáng với những đau khổ của mình”. Những lời này thường hiện lên trong đầu tôi sau khi tôi quen biết những người mà cách cư xử ở trại, sự chịu đựng và cái chết của họ đã xác nhận một điều rằng sự tự do còn lại bên trong tâm hồn không thể mất đi. Mọi người có thể nói rằng họ đã xứng đáng với những đau khổ của họ; cách họ trải qua đau khổ đã là một thành công đích thực. Chính sự tự do về tinh thần này – vốn không thể bị cướp đi – đã khiến cuộc sống trở nên có ý nghĩa và có mục đích.

Một cuộc sống chủ động đem lại cho con người cơ hội nhận ra giá trị trong những công việc sáng tạo, trong khi một cuộc sống hưởng thụ thụ động mang lại cơ hội để trải nghiệm cái đẹp, nghệ thuật hoặc tự nhiên. Nhưng trong cuộc sống còn có một kết quả khác mà hầu như không đem lại sự sáng tạo lẫn việc hưởng thụ, một cuộc sống chỉ chấp nhận một khả năng duy nhất về hành vi đạo đức: đó là thái độ của con người về sự tồn tại của mình, một sự tồn tại bị giới hạn bởi các tác nhân bên ngoài. Người đó bị cấm đoán sống một cuộc sống sáng tạo lẫn một cuộc sống hưởng thụ. Nhưng không chỉ có cuộc sống sáng tạo và cuộc sống hưởng thụ mới có ý nghĩa. Nếu cuộc sống có ý nghĩa, thì sự đau khổ nhất định cũng phải có ý nghĩa. Đau khổ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, thậm chí giống như số phận và cái chết. Không có đau khổ và cái chết, cuộc sống của con người không thể hoàn thiện.

Cách một người chấp nhận số phận và những đau khổ của mình, cách một người dám vượt qua những thử thách đó đem lại cho người ấy nhiều cơ hội để hiểu được ý nghĩa sâu xa hơn của cuộc sống ngay cả trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Người đó có thể giữ được lòng dũng cảm, tự trọng và bao dung. Hoặc trong lúc đấu tranh sinh tồn, người đó có thể quên đi phẩm giá của mình và trở nên không khác gì một con thú. Ở đây ẩn chứa cơ hội mà một người có thể tận dụng hoặc bỏ qua để nắm giữ các giá trị đạo đức mà nghịch cảnh đem lại. Và điều này quyết định việc người đó có xứng đáng với nỗi đau khổ của mình hay không.

Đừng nghĩ rằng những suy xét này cao xa và quá viển vông. Đúng là chỉ có một số ít người mới có thể chạm tay vào các tiêu chuẩn đạo đức cao như thế. Chỉ có một số ít tù nhân giữ được sự tự do bên trong và hiểu được giá trị mà những đau khổ đem lại, nhưng chỉ riêng những ví dụ ấy thôi cũng đã đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể giúp người ấy vượt lên số phận. Những người như vậy không chỉ có ở trong các trại tập trung. Ở đâu con người cũng phải đương đầu với số phận và cũng có cơ hội đạt được điều gì đó từ chính nỗi đau của mình.

Trích sách Đi tìm lẽ sống.

Nguồn bài viết: stylemagazine.vn

Đăng bởi Để lại phản hồi

NGUYÊN NHÂN PHIỀN NÃO TRONG ĐỜI SỐNG ĐỀU TỪ THAM -SÂN – SI MÀ RA. THAM – SÂN – SI THẬT RA LÀ GÌ ?

THAM trước nay được hiểu nghĩa là mình có ít, mình muốn nhiều hơn nghĩa là THAM, đó chỉ là hiểu theo nghĩa hẹp, nhưng hiểu đúng thì THAM là LOBHA (ẤN Độ) nghĩa là hễ mình có ý niệm mong muốn nghĩa là khổ đau nó đã xuất hiện. Có muốn là có khổ đau, mình muốn người ta dễ thương với mình, muốn người khác giữ im lặng trật tự, muốn trời không mưa, muốn có tiền, muốn trúng vé số, muốn thức ăn ngon, vừa miệng, muốn giàu có, muốn bán được mảnh đất, có 1 căn nhà rồi muốn có một căn nhà thứ 2, muốn người khác không nói to, muốn người khác khen mình, thương mình, yêu mình. Khi những ước muốn đó không thực hiện được, ta sẽ cảm thấy khó chịu, thấy phiền muộn, bức bách, khổ đau, chán nản.

SÂN nghĩa hẹp là 1 cơn giận, nhưng hiểu theo nghĩa Ấn là DOSA. Cơn giận chỉ là một cao trào của DOSA. DOSA nghĩa rộng là khi chúng ta có những phản ứng chống cự lại một cái gì đó chúng ta không thích. Chúng ta muốn loại trừ nó, tránh né nó, không muốn tới gần, không muốn tiếp xúc.

Ví dụ: người ta đóng cửa lớn tiếng, con chó hàng xóm sủa, hàng xóm hát karaoke ồn ào, ai đó trễ hẹn, đồ của mình người ta xài không xin phép. Mình muốn loại trừ, chống đối cái đó gọi là DOSA (Sân). Nên nếu tinh ý mình sẽ theo dõi được quá trình chuyển biến cơn giận, cảm xúc cơ thể, để biết khi nào mình bắt đầu rơi vào trạng thái SÂN (giận).

SI nghĩa là tình trạng vô minh, thiếu hiểu biết về bản chất chân thật của con người, của vũ trụ. Nhưng Si nghĩa rộng là MOHA được hiểu rộng hơn, là khi mình không biết cái gì đó xảy ra trong tâm mình, mình mờ mịt, nhìn vào đó như là một đám sương mù. Mình đang giận mà không biết mình đang giận, mình đang ích kỷ nhỏ nhen mà mình nghĩ mình đang cao thượng, mình có lỗi mà mình nghĩ người khác chính là nguyên nhân gây ra đau khổ cho mình. SI chính là mờ mịt, mù mờ, mình nhìn mà không thấy được tình trạng của chính mình. Mình không hiểu được con người của mình.

Khi hiểu đúng Tham Sân Si, nắm được nghĩa rộng sẽ bao trùm được mọi phiền não của mình. Nếu chúng ta không nhận dạng ra nó, chúng ta sẽ trở thành nô lệ cho nó và bị nó điều khiển hết ngày nay sang tháng nọ không dứt. Niềm vui chỉ đến trong chốc lát và phiền não sẽ lại ập đến. Tâm sẽ phiền não. Thân sẽ mệt mỏi.

Tâm của mình quyết định nên “cái thấy” của mình. Tâm của mình như thế nào thì cuộc đời của mình sẽ như thế ấy.

Nên chúng ta phải thay đổi từ cái bên trong vì ta không thể thay đổi được hoàn cảnh, không thể thay đổi mọi người xung quanh, mọi thứ tồn tại trong điều kiện khách quan và mỗi người xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau, quan niệm sống khác nhau, và những nền giáo dục, trải nghiệm tuổi thơ, nỗi đau, niềm vui, quá trình học tập, những mối quan hệ tiếp xúc hàng ngày, những thất bại thành công, yêu thương và được yêu thương, môi trường sống và trưởng thành hình thành nên những thói quen và quan niệm sống rất khác nhau.

Một Lúc nào sự việc đó, con người đó thay đổi là tùy vào những điều kiện khách quan, là những thứ ta không quản được.

Không lẽ hễ cứ ai hay sự việc nào làm ta phiền muộn, ta cứ nhảy dựng lên, phải trả đũa, phải móc khóe làm người khác đau khổ khi người đó tấn công mình…mỗi khi có một điều bất như ý xảy ra và làm mất đi giây phút an vui của chính mình trong hiện tại.

Nhà của chúng ta bị đốt cháy, ta không vào bên trong nhà của mình để chữa cháy mà lại đi chạy theo người ta tình nghi người ta đốt nhà mình thì căn nhà mình cháy rụi rồi. Người khôn ngoan là trở về chữa cháy căn nhà của mình trước.(Trích bài giảng Minh Niệm )

Ai đó đã từng nói: “Suy cho cùng con người sống trên đời này không phải để tích lũy của cải, cũng chẳng phải để tích lũy kiến thức để chứng minh mình ưu việt hơn người để rồi đánh mất cái bản chất thánh thiện hồn nhiên vốn có của chính mình, của đời sống, trở nên tham lam, gian dối, đối phó, độc ác, lọc lừa nhau, bỏ lỡ giây phút an lạc của hiện tại. Mà,…chúng ta sống trên đời này là để học được cách tận hưởng hạnh phúc nếu có, vượt qua đau khổ nếu cần, và hoàn thành hành trình làm người trong cảm giác thanh thản.”

Đăng bởi Để lại phản hồi

NHỮNG SUY TƯ BUỔI TỐI VÀ BUỔI SÁNG

Hãy cứ để con đường hạnh phúc của bạn trở thành một cuộc hành trình khám phá, thay vì cố gắng nhào nặn, định hình nó theo những “người ta nói”, cố gắng kiếm tìm bằng được những thứ ta tự cho là sẽ mang tới hạnh phúc cho mình. Bạn vẫn cần tự vẽ ra những điểm mốc hạnh phúc để biết mình cần đi về đâu, nhưng đừng để bản thân cố chấp lạc trong mê cung của chính mình. Bởi trên chặng đường đến từng điểm mốc nhỏ đó, bạn chẳng sai khi vô tình rẽ ngang hay tự cho mình tận hưởng những hạnh phúc chợt đến trong giây phút. Cuộc sống cứ như vậy chẳng phải sẽ nhẹ nhàng hơn sao?Cửa tiệm hạnh phúc – Lê Di

Tận cùng của đau khổ là khi ta tiến gần tới nấc thang cuối của cuộc đời. Nhưng từ những đau khổ đó, con người lại học được rất nhiều điều. Được sống đến giờ phút này thôi đã là một điều vô cùng ý nghĩa rồi. Hãy khiến bản thân mình luôn cảm thấy thanh thản. Hãy buông bỏ những điều mà chúng ta đang cố chấp níu giữ, hãy mạnh dạn chia sẻ cuộc đời với người mà chúng ta tin tưởng. Khi nhận ra những điều đó, chúng ta sẽ hiểu được hạnh phúc thật sự.

Tôi chọn hôm nay, tôi chọn hạnh phúc – Taketoshi Ozawa

Bóng tối rồi sẽ đi qua và ánh sáng ở lại, đau buồn rồi sẽ tan biến và niềm vui sẽ hiện hữu. Không chân lý nào có thể biến mát, không trái tim nào có thể trường tồn. Hạnh phúc có thể bị khuất lấp một lúc nào đó nhưng nó sẽ luôn được tìm thấy, đau thương có thể tồn tại một thời gian, nhưng con người có thể vượt qua và chế ngự nó.

Trích Những suy tư buổi tối và buổi sáng – James Allen

Đăng bởi Để lại phản hồi

MỘT ĐỜI ĐÁNG GIÁ, ĐỪNG SỐNG QUA LOA

Nếu cuộc sống là một cơ hội, hãy nắm lấy.

Nếu cuộc sống là một vẻ đẹp, hãy chiêm ngưỡng.

Nếu cuộc sống là một giấc mơ, hãy theo đuổi.

Nếu cuộc sống là một thử thách, hãy đương đầu.

Nếu cuộc sống là bổn phận, hãy hoàn thành.

Nếu cuộc sống là một trò chơi, hãy tận hưởng.

Nếu cuộc sống là một lời hứa, hãy thực hiện.Nếu cuộc sống là một nỗi buồn, hãy vượt qua.

Bạn có nhận ra không, cuộc sống là tổng hòa của tất cả những điều trên. Là niềm vui, vẻ đẹp, cơ hội, bổn phận, nỗi buồn, thử thách, giấc mơ…

Cuộc sống vô cùng quý giá, đừng lãng phí nó!

Trích đoạn ” Một đời đáng giá, đừng sống qua loa” – ĐẠI SƯ TINH VÂN

Đăng bởi Để lại phản hồi

TRI KỈ

“Tri kỷ là người hiểu được mình. Trên cuộc đời này mà tìm được một người có thể hiểu được mình thì mình là người có hạnh phúc. Món quà quý nhất mà người kia có thể tặng cho mình là khả năng hiểu được mình. Có những người sống trong cuộc đời này mà chưa bao giờ tìm được một người có thể gọi là hiểu mình cả. Dù là con trai hay con gái, trong cuộc sống này nếu mình có thể tìm được một người có khả năng lắng nghe mình, có thể hiểu được những khó khăn, những khổ đau, những ước vọng của mình thì tức là mình tìm thấy nơi người đó một tâm hồn tri kỷ. Tri kỷ là biết nhau, là hiểu nhau.

Con người đi tìm trong đời này một tri kỷ, một người hiểu mình. Tìm ra được người đó thì hạnh phúc. Tu tập là làm thế nào để có thể có được cái hiểu. Muốn hiểu thì phải lắng nghe, phải quan sát mới hiểu được. Khi mình sống với một người có khả năng hiểu mình thì mình có hạnh phúc lắm. Vì cái hiểu là nền tảng của cái thương. Không hiểu thì không thể nào thương. Sống với nhau như thế nào để càng ngày mình càng hiểu được nhiều hơn và người kia càng ngày càng hiểu được mình nhiều hơn. Nếu cái hiểu không lớn lên, thì cái thương nó cũng không lớn lên, nó dẫm chân tại chỗ.

Trong tình yêu đôi lứa người ta phải cẩn thận. Mình chỉ cần thử nghiệm vài cái là biết người đó có hiểu mình hay không. Mà nếu người đó không hiểu mình thì dù người đó có bằng cấp cao, lương nhiều, xe đẹp, nhà cửa sang trọng, bảnh trai, hay sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành đi nữa, khi cưới người đó thì mình cũng sẽ khổ suốt đời, như là khổ sai chung thân. Và tình yêu đó là một cái nhà tù.

Tình ban đầu thường rất bồng bột, nóng bỏng, có tính đam mê. Khi con người bị năng lượng của tình chiếm cứ thì họ không được an ổn lắm. Ăn không an mà ngủ cũng không an, họ như đang bị đốt cháy. Tình là ngọn lửa. Người nào qua cầu rồi thì mới hay. Vướng vào chữ tình rồi thì khó an trú trong hiện tại lắm. Cứ nghĩ tới giây phút mình sẽ được gặp người đó, được ngắm người đó, ngồi ngắm đủ no rồi, khỏi ăn. Càng nhiều trở ngại chừng nào thì đam mê đó càng lớn. Trở ngại là chất liệu làm cho tình càng lớn. Dễ dàng quá thì tình không lớn mạnh.

Tình bạn thì không có sự cháy bùng, đam mê như là tình yêu, cho nên tình bạn dễ hơn nhiều. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói rất rõ là tình bạn thì lâu dài, bền chắc, và nuôi dưỡng mình nhiều hơn tình yêu. Cho nên bí quyết là mình phải biến tình yêu lúc ban đầu trở thành tình bạn. Hai người ban đầu là hai người yêu, nhưng từ từ sẽ trở thành hai người bạn. Khi trở thành hai người bạn thì đó là tình yêu đang còn. Còn nếu tình yêu không trở thành được tình bạn thì nó sẽ chết, nó không thành công. Mà sở dĩ tình yêu trở thành tình bạn được là vì mình phát khởi được cái ơn và cái nghĩa. Cái ơn nghĩa đó bắt đầu từ chỗ ý thức được rằng tại sao giữa bao nhiêu người mà người đó lại chọn mình. Và mình biết ơn người đó đã chọn mình. Cái chọn của mình không phải là nhất thời. Sự chọn này phải xảy ra trong một quá trình nào đó, với trí tuệ chứ không phải chỉ với đam mê mà thôi.

Cái người mà khi mình nói cứ cắt lời mình, không để cho mình nói, cứ khoe cái của họ, không có khả năng hiểu được những khó khăn, những khổ đau của mình, không biết lắng nghe mình… muốn nhận ra người đó rất dễ, chỉ cần vài ba phút là được. Đừng để cho mình bị hấp dẫn bởi những cái bên ngoài: Sắc đẹp, địa vị, danh lợi, xe hơi, nhà cửa, lương tiền, bằng cấp… Đừng để cho những cái đó làm cho mình mờ mắt. Hai con mắt mình hãy tỉnh táo để có thể nhận rằng người con gái đó, hay người con trai đó là một người có thể hiểu được mình, và hiểu được mình thì có thể có khả năng thương mình.Rất rõ ràng như vậy. Đó là tiêu chuẩn của đạo Phật về hạnh phúc, về tình yêu. Những người yếu đuối thường bị hấp dẫn bởi những cái phù phiếm bên ngoài.”

– Thích Nhất Hạnh

Nguồn: Vựa Chữ

Đăng bởi Để lại phản hồi

NGƯỜI TRI THỨC CHÂN CHÍNH

“Người trí thức chân chính không hẳn là người biết nhiều. Điều quan trọng hơn là họ biết rõ mình biết cái gì, và không biết cái gì. Biết rõ mình không biết cái gì khó gấp ngàn lần biết rõ mình biết cái gì. Và điều đó chính là thước đo chính xác nhất của cái gọi là “trình độ văn hoá”.

Người có học vấn thực sự, nhờ trải qua những bước đường gian nan, cực nhọc để có được những tri thức mà trước kia mình tưởng là rất dễ, biết rằng những điều mình đã học được chỉ là hạt muối bỏ biển so với những điều mình chưa học. Và bao giờ cũng phải có học một cái gì đã, rồi mới bắt đầu biết là mình không biết cái gì.

Cho nên người có học không bao giờ nghĩ rằng có những ngành nghề mà mình không cần học giờ nào cũng có thể bàn đến được, càng không bao giờ nghĩ rằng mình đủ sức viết hàng ngàn trang sách về những món ấy để dạy dỗ mọi người.

Đáng tiếc là khá nhiều người đã thành công rực rỡ trong một lĩnh vực nào đó rất dễ có ảo giác là người lỗi lạc như mình học gì cũng giỏi và thậm chí không học cũng biết. Ngay từ cái giây phút mà ở người trí thức này sinh ra cái ảo giác này, thì anh ta lập tức không còn là người trí thức nữa và trở thành con người ngu muội và lố bịch nhất trong thế gian: một kẻ vĩ cuồng.

“Trích: Tiếng Việt, văn Việt, người Việt | Giáo sư Cao Xuân Hạo

Đăng bởi Để lại phản hồi

CHIM ƯNG PHI THƯỜNG VỊT CON TẦM THƯỜNG

Chuyên mục: Trích đoạn cốt lõi bỏ túi
http://tructhu.vn/gia-tri-cot-loi-tu-sach/

Bill đi công tác, trước khi đi, anh đã đặt trước khách sạn. Nhưng khi đến quầy lễ tân của khách sạn mới phát hiện khách sạn đã hết phòng, Bill không có phòng để ngủ. Bill yêu cầu nhân viên lễ tân giải quyết vấn đề này. Anh ta nhún vai và nói: “Thật sự, tôi không có cách nào, bởi vì khách sạn đã kín phòng rồi”. Bill nói: “Nhưng trước đó các anh đã đồng ý cho tôi đặt phòng, bây giờ lại nói không có phòng, tôi phải làm thế nào?”. Nhân viên lễ tân nói: “Nhưng tôi thật sự không có cách nào nữa”.

Bill đành nói: “Anh giúp tôi tìm “một con chim ưng” lại đây”. Nhân viên lễ tân sững người. “Một con chim ưng”?
Bill nói: “Một người có thể giải quyết được vấn đề”. Nhân viên lễ tân đã hiểu, anh ta đi tìm quản lý khách sạn.

Một người đàn ông trung niên nhìn thì có vẻ rất thân thiện nhưng rất kiên định. Sau khi hỏi rõ tình hình, ông ta lập tức nói: “Chúng tôi sẽ nhanh chóng tìm giúp anh một khách sạn tương đương với khách sạn của chúng tôi để anh nghỉ ngơi. Chi phí dĩ nhiên sẽ do chúng tôi chi trả. Trước khi tìm được khách sạn, tôi có vinh dự mời anh ăn cơm không?

Bạn có nhận ra chim ưng không? Chim ưng biết làm việc, vịt chỉ biết kêu cạc cạc. Tiếng cạc cạc là những cái cớ, than phiền, những lời nói vô nghĩa. Sớm muộn rồi cũng sẽ có một ngày vịt bị công ty sa thải. Nếu công ty có vấn đề, vịt sẽ là nhân viên đầu tiên ra đi, sau đó vịt sẽ than phiền: “thật là bất công, tôi nghĩ giám đốc có thành kiến với tôi”. Ngược lại, chim ưng sẽ không dễ dàng bị sa thải bởi chim ưng biết cách làm ra thành quả, còn vịt chỉ biết kêu cạc cạc.
Vịt và chim ưng cùng thuộc họ chim nhưng lại là hai con vật hoàn toàn khác nhau. Hai loại động vật đều có cánh nhưng khi chim ưng bay lượn trên không trung thì vịt lại bơi dưới hồ nước.

Vịt thường nói: “điều này tôi không làm được”. Chim ưng thì nói: “Tôi phải làm thế nào?”

Vịt suy nghĩ tiêu cực, thậm chí vì chuyện đó mà mở cuộc họp, cùng kêu ca, túm tụm lại lôi kéo đồng minh, than phiền, chia rẻ, chống đối. Chim ưng thì báo cáo thông tin tích cực để khích lệ mọi người.

Vịt làm việc hết sức chậm chạp, triết lý của vịt là: “Tôi đến để làm việc chứ không phải đến để chạy nạn”. Chim ưng lúc nào cũng xử lý xong mọi việc một cách nhanh chóng.

Khả năng kiếm cớ của vịt rất giỏi. Chim ưng thì tìm cách giải quyết.

Vịt không dám mạo hiểm. Chim ưng cũng sợ hãi nhưng dám đương đầu với thử thách.

Vịt tìm vấn đề trong cơ hội. Chim ưng thì nhìn thấy cơ hội trong vấn đề.

Vịt thích nói sau lưng người khác, nghĩ rằng làm như vậy mới vui. Chim ưng chỉ nói những lời tích cực. Những lúc khác thì chim ưng giữ im lặng.

Vịt mất rất nhiều thời gian để quyết định, sau khi thực hiện thì không còn thấy hứng thú và sức lực nữa. Chim ưng làm việc quả quyết bởi vì chú biết mình muốn gì, cần phải nhẫn nại trong bao lâu.
Vịt đặt tinh thần vào vấn đề, rắc rối, hơn nữa chỉ biết nói suông. Chim ưng thì giải quyết vấn đề và thực hành.

Suốt đời vịt chỉ loanh quanh trong hồ. Chim ưng thì dang rộng đôi cánh bay đến những đỉnh núi cao nhất.

Vịt than phiền cuộc đời không như ý. Chim ưng nỗ lực thay đổi cuộc đời.

Rốt cuộc ai mới là người chiến thắng? Câu trả lời đã rất rõ ràng.

Bên cạnh mỗi người chúng ta đều có rất nhiều vịt, còn chim ưng thì lại hiếm. Làm bạn với vịt, dần dần bản thân cũng biến thành một con vịt, ngay cả con cái của mình cũng biến thành vịt.
Nếu suốt ngày cha mẹ chỉ biết oán than, cho rằng cuộc đời là bể khổ thì đứa trẻ có lạc quan đến đâu đi nữa cũng sẽ biến từ chim ưng thành vịt, không thể dang rộng đôi cánh mà bay được nữa.

(Sưu tầm)
______________________
📙Nhà sách Trúc Thư – Blog Trúc Thư
🌞Nơi chia sẻ tri thức và lan toả những điều tích cực. Đọc lại tất cả bài viết tại
1/ Website:
🌎http://tructhu.vn

Đăng bởi Để lại phản hồi

Thông điệp gửi phụ huynh

Chuyên mục: Trích đoạn cốt lõi bỏ túi
http://tructhu.vn

Năm học mới còn vài ngày nữa là bắt đầu. Cùng đọc lại bức thư kỳ lạ nổi tiếng của một thầy hiệu trưởng một trường ở Singapore gửi đến các phụ huynh.

“Khi chúng ta biết đích đến, chúng ta sẽ biết cách để bắt đầu”
———————————————-

Các bậc phụ huynh thân mến,

Kỳ thi của các con sắp bắt đầu. Tôi biết tất cả các vị đều lo lắng muốn con mình làm bài tốt.
Nhưng hãy nhớ rằng trong số các em làm bài thi
Sẽ có một em là nghệ sĩ mà không cần phải hiểu môn Toán.
Sẽ có một doanh nhân không quan tâm đến lịch sử hay văn học Anh.
Sẽ có một nhạc sĩ mà điểm môn Hóa sẽ chẳng thành vấn đề.
Sẽ có một vận động viên mà thể lực quan trọng hơn môn Vật lý…
Nếu con của các vị đạt điểm số cao, điều đó thật tuyệt vời!
Nhưng nếu chúng không đạt được thì xin đừng lấy đi sự tự tin và nhân phẩm của chúng.
Hãy nói với con rằng “Không sao đâu, chỉ là một bài thi thôi mà”!
Chúng được nuôi dạy cho những điều to lớn hơn thế trong cuộc đời.
Hãy nói với con rằng “dù đạt được điểm số bao nhiêu cha mẹ cũng vẫn yêu thương con và sẽ không đánh giá con”.

Hãy thực hiện điều này, và khi các vị làm…
các vị sẽ thấy con mình chinh phục được cả thế giới.
Một bài thi hay một điểm kém không thể cướp đi giấc mơ và tài năng của các con.
Và xin đừng nghĩ rằng các bác sĩ hay kỹ sư là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này”.

Với tấm lòng chân thành,
Hiệu trưởng
——————————————————-
📙Nhà sách Trúc Thư – Blog Trúc Thư
🌞Nơi chia sẻ tri thức và lan toả những điều tích cực. Đọc lại tất cả bài viết tại
1/ Website:
🌎http://tructhu.vn
2/ Fanfage
🌎http://facebook.com/tructhu.vn
🌎http://facebook.com/nhasachTrucThu

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bạn là ai?

Chuyên mục: Trích đoạn cốt lõi bỏ túi
http://tructhu.vn

THIÊN TÀI – BẠN LÀ AI?
“THIÊN TÀI có trong tất cả mọi người. Nó là thứ dẫn bạn đi đến một cuộc sống tốt hơn ngay cả khi bạn không hình dung ra cuộc sống ấy như thế nào. Bạn sinh ra đã là một thiên tài. Trường học có thể không nhận ra điều đó, bố mẹ bạn cũng có thể không, và CẢ CHÍNH BẠN cũng có thể không biết được. Nhưng hãy tin, bên trong bạn luôn có một điều gì đó rất đặc biệt và huyền bí. Bạn có đủ DŨNG CẢM để tìm ra bạn là ai? Thế giới rất cần những người như bạn, sẵn sàng đóng góp tài năng của bạn vào cuộc sống. Tài năng của bạn là gì? Điều gì đến với bạn 1 cách dễ dàng. Và bạn sử dụng tài năng đó như thế nào để giải quyết các vấn đề của trái đất. Nếu bạn CHÍ THÚ LÀM VIỆC, không quan tâm đến người khác nói gì cứ liên tục tìm và trau chuốt tài năng của mình để giúp thế giới này TỐT ĐẸP HƠN thì phần năng khiếu trong bạn SẼ XUẤT HIỆN”
trích Aspire – 11 câu thần chú – tác giả Kevin Hall
_______________________________________
📙Nhà sách Trúc Thư – Blog Trúc Thư
🌞Nơi chia sẻ tri thức và lan toả những điều tích cực. Đọc lại tất cả bài viết tại
1/ Website:
🌎http://tructhu.vn
2/ Fanfage
🌎http://facebook.com/tructhu.vn
🌎http://facebook.com/nhasachTrucThu

Đăng bởi Để lại phản hồi

10 câu nói vạn năng

Chuyên mục: Giá trị cốt lõi từ sách
http://tructhu.vn

Con người đang quá “đói” những thông tin tích cực tốt đẹp bởi thế giới ngày nay đầy rẫy những điều tồi tệ. Chúng ta quen với việc tìm kiếm những lỗi lầm, sai sót. Có thể là do ta đã bị tiêm nhiễm những tư tưởng hoài nghi cho rằng điều tốt đẹp chỉ có trong “cổ tích”.
Lời nói tích cực có sức mạnh làm thay đổi cuộc sống theo hướng tốt đẹp hơn. 
(Rich DeVos- nhà sáng lập tập đoàn Amway)

10 Câu nói vạn năng – đơn giản nhưng có sức mạnh to lớn mà đâu đó trong cuộc sống hàng ngày mỗi chúng ta đều mong chờ được nghe, được tôn trọng, được tin tưởng, được công nhận nhưng thường người khác và chính chúng ta hay tiết kiệm lời nói và không bao giờ thể hiện với người đối diện, thậm chí là tiết kiệm nói ra với cả người thân bên cạnh trong gia đình mình:

1. Tôi đã Sai
2. Tôi xin lỗi
3. Cảm ơn
4. Tôi yêu bạn
5. Tôi tin ở bạn
6. Tôi tự hào về bạn
7. Bạn có thể làm được
8. Tôi tôn trọng bạn
9. Tôi tín nhiệm bạn
10. Tôi cần bạn

📙Nhà sách Trúc Thư – Blog Trúc Thư
🌞Nơi chia sẻ tri thức và lan toả những điều tích cực. Đọc lại tất cả bài viết tại
1/ Website:
🌎http://tructhu.vn
2/ Fanfage
🌎http://facebook.com/tructhu.vn
🌎http://facebook.com/nhasachTrucThu