Đăng bởi Để lại phản hồi

KỶ LUẬT TỰ GIÁC

Trưởng thành thật sự bất đầu khi bạn nhận ra chẳng có ai đến cứu mình cả. Chỉ khi bạn nhận tất thảy trách nhiệm với hoàn cảnh của bản thân, không biện hộ cũng chẳng đỗ lỗi, bạn mới chuyển sang trạng thái tinh thần mới để khởi động hành trình dài của đời mình. Bạn không có quyền đổ lỗi cho người khác hay biện họ cho những khía cạnh còn thiết sót của cuộc đời mình.

Bài học đơn giản nhưng nếu bạn thực hiện 3 bước này, cuộc sống của bạn sẽ thay đổi hoàn toàn.

  1. Đầu tiên, chịu trách nhiệm hoàn toàn về bản thân và mọi thứ bạn sẽ trở thành.
  2. Chấp nhận là bạn chỉ có thể thay đổi hoàn cảnh của mình bằng cách thay đổi chính mình và bắt đầu học những gì bạn cần để trở nên tốt hơn.
  3. Thiết lập các mục tiêu rõ ràng, có giới hạn thời gian cho những gì bạn muốn đạt được và rồi làm việc mỗi ngày để biến mục tiêu đó thành hiện thực.

Đây là quyển sách khá hay của Brian Tracy, từ một đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn, học lực kém. Nhưng ông đã thay đổi cuộc đời mình bằng việc nhận ra mình cần phải làm gì để thoát khỏi cuộc sống bế tắc đó.

Sách cung cấp cho bạn rất nhiều kiến thức và phương pháp để bạn nhận ra thế mạnh của mình ở đâu? Mình phù hợp với điều gì, mình cần làm gì để cuộc sống mình đổi khác.

Đăng bởi Để lại phản hồi

NGUYÊN NHÂN PHIỀN NÃO TRONG ĐỜI SỐNG ĐỀU TỪ THAM -SÂN – SI MÀ RA. THAM – SÂN – SI THẬT RA LÀ GÌ ?

THAM trước nay được hiểu nghĩa là mình có ít, mình muốn nhiều hơn nghĩa là THAM, đó chỉ là hiểu theo nghĩa hẹp, nhưng hiểu đúng thì THAM là LOBHA (ẤN Độ) nghĩa là hễ mình có ý niệm mong muốn nghĩa là khổ đau nó đã xuất hiện. Có muốn là có khổ đau, mình muốn người ta dễ thương với mình, muốn người khác giữ im lặng trật tự, muốn trời không mưa, muốn có tiền, muốn trúng vé số, muốn thức ăn ngon, vừa miệng, muốn giàu có, muốn bán được mảnh đất, có 1 căn nhà rồi muốn có một căn nhà thứ 2, muốn người khác không nói to, muốn người khác khen mình, thương mình, yêu mình. Khi những ước muốn đó không thực hiện được, ta sẽ cảm thấy khó chịu, thấy phiền muộn, bức bách, khổ đau, chán nản.

SÂN nghĩa hẹp là 1 cơn giận, nhưng hiểu theo nghĩa Ấn là DOSA. Cơn giận chỉ là một cao trào của DOSA. DOSA nghĩa rộng là khi chúng ta có những phản ứng chống cự lại một cái gì đó chúng ta không thích. Chúng ta muốn loại trừ nó, tránh né nó, không muốn tới gần, không muốn tiếp xúc.

Ví dụ: người ta đóng cửa lớn tiếng, con chó hàng xóm sủa, hàng xóm hát karaoke ồn ào, ai đó trễ hẹn, đồ của mình người ta xài không xin phép. Mình muốn loại trừ, chống đối cái đó gọi là DOSA (Sân). Nên nếu tinh ý mình sẽ theo dõi được quá trình chuyển biến cơn giận, cảm xúc cơ thể, để biết khi nào mình bắt đầu rơi vào trạng thái SÂN (giận).

SI nghĩa là tình trạng vô minh, thiếu hiểu biết về bản chất chân thật của con người, của vũ trụ. Nhưng Si nghĩa rộng là MOHA được hiểu rộng hơn, là khi mình không biết cái gì đó xảy ra trong tâm mình, mình mờ mịt, nhìn vào đó như là một đám sương mù. Mình đang giận mà không biết mình đang giận, mình đang ích kỷ nhỏ nhen mà mình nghĩ mình đang cao thượng, mình có lỗi mà mình nghĩ người khác chính là nguyên nhân gây ra đau khổ cho mình. SI chính là mờ mịt, mù mờ, mình nhìn mà không thấy được tình trạng của chính mình. Mình không hiểu được con người của mình.

Khi hiểu đúng Tham Sân Si, nắm được nghĩa rộng sẽ bao trùm được mọi phiền não của mình. Nếu chúng ta không nhận dạng ra nó, chúng ta sẽ trở thành nô lệ cho nó và bị nó điều khiển hết ngày nay sang tháng nọ không dứt. Niềm vui chỉ đến trong chốc lát và phiền não sẽ lại ập đến. Tâm sẽ phiền não. Thân sẽ mệt mỏi.

Tâm của mình quyết định nên “cái thấy” của mình. Tâm của mình như thế nào thì cuộc đời của mình sẽ như thế ấy.

Nên chúng ta phải thay đổi từ cái bên trong vì ta không thể thay đổi được hoàn cảnh, không thể thay đổi mọi người xung quanh, mọi thứ tồn tại trong điều kiện khách quan và mỗi người xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau, quan niệm sống khác nhau, và những nền giáo dục, trải nghiệm tuổi thơ, nỗi đau, niềm vui, quá trình học tập, những mối quan hệ tiếp xúc hàng ngày, những thất bại thành công, yêu thương và được yêu thương, môi trường sống và trưởng thành hình thành nên những thói quen và quan niệm sống rất khác nhau.

Một Lúc nào sự việc đó, con người đó thay đổi là tùy vào những điều kiện khách quan, là những thứ ta không quản được.

Không lẽ hễ cứ ai hay sự việc nào làm ta phiền muộn, ta cứ nhảy dựng lên, phải trả đũa, phải móc khóe làm người khác đau khổ khi người đó tấn công mình…mỗi khi có một điều bất như ý xảy ra và làm mất đi giây phút an vui của chính mình trong hiện tại.

Nhà của chúng ta bị đốt cháy, ta không vào bên trong nhà của mình để chữa cháy mà lại đi chạy theo người ta tình nghi người ta đốt nhà mình thì căn nhà mình cháy rụi rồi. Người khôn ngoan là trở về chữa cháy căn nhà của mình trước.(Trích bài giảng Minh Niệm )

Ai đó đã từng nói: “Suy cho cùng con người sống trên đời này không phải để tích lũy của cải, cũng chẳng phải để tích lũy kiến thức để chứng minh mình ưu việt hơn người để rồi đánh mất cái bản chất thánh thiện hồn nhiên vốn có của chính mình, của đời sống, trở nên tham lam, gian dối, đối phó, độc ác, lọc lừa nhau, bỏ lỡ giây phút an lạc của hiện tại. Mà,…chúng ta sống trên đời này là để học được cách tận hưởng hạnh phúc nếu có, vượt qua đau khổ nếu cần, và hoàn thành hành trình làm người trong cảm giác thanh thản.”

Đăng bởi Để lại phản hồi

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ THÍCH ĐỌC SÁCH?

Nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách ở trẻ là quá trình dài, cha mẹ không nên nóng vội hoặc ép buộc con phải theo đuổi điều này.

1. Đọc sách cùng con: Các chuyên gia tại University College London (Anh) và St. John’s College (Mỹ) nhận định cùng con đọc sách là cách tốt nhất để nuôi dưỡng niềm yêu thích đọc cho trẻ. Cha mẹ nên đặt mục tiêu đọc sách trở thành hoạt động xã hội chứ không phải hoạt động đơn lẻ. Lý giải cho điều này, tiến sĩ Hirokazu Yoshikawa tại Đại học New York (Mỹ) nói rằng hoạt động này xây dựng các mối quan hệ, nâng cao kiến thức và thúc đẩy sự tò mò ở trẻ. Hoạt động đọc sách có tính tương tác cao sẽ là cơ sở để trẻ học cách lắng nghe, tò mò và kết nối với thế giới. Ngoài ra, nếu bạn đặt mục tiêu là khuyến khích con đọc sách, bạn không nên hướng đến các yếu tố như dạy con kỹ năng đọc, viết. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào niềm vui đọc sách và chia sẻ những câu chuyện. Trẻ sẽ nhận được nhiều điều có ích từ những hoạt động đơn giản như kể chuyện và lắng nghe.

2. Bàn về những cuốn sách: Tiến sĩ Sophie Degener tại Đại học Quốc gia Louis (Mỹ) khuyên khi đọc sách cho con nghe, cha mẹ nên dành thời gian khuyến khích trẻ nói về những điều các bé thấy trong cuốn sách. Cách tiếp cận này sẽ thúc đẩy khả năng quan sát và tò mò của trẻ nhiều hơn. Khi đọc, cha mẹ nên tạm dừng và đặt câu hỏi. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu trẻ dự đoán diễn biến tiếp theo của câu chuyện hoặc nêu suy nghĩ về một nhân vật, hành động bất kỳ. Việc nói về những chủ đề liên quan cuốn sách giúp việc đọc sách trở nên thú vị, đồng thời xây dựng sự liên kết, tương tác và nâng cao khả năng nghe hiểu, tư duy phản biện của trẻ.

3. Đọc sách thường xuyên: Thúc đẩy thói quen đọc sách sẽ giúp điều này trở thành một phần trong cuộc sống của trẻ. Bên cạnh việc cùng con đọc sách, cha mẹ nên cho trẻ không gian riêng để tự đọc và tìm hiểu những tác phẩm mới. Đối với trẻ nhỏ tuổi, việc xây dựng thói quen đọc sách là điều quan trọng, ngay cả khi ban đầu các bé không thích thú với điều này. Khi việc đọc sách trở thành một phần quen thuộc, các em sẽ có động lực để tự đọc sách và cảm thấy hứng thú hơn.

4. Làm gương cho con: Các chuyên gia đều đồng ý rằng cha mẹ là hình mẫu tốt nhất để trẻ noi theo. Nếu cha mẹ thường xuyên đọc, trẻ sẽ cảm thấy đó là hoạt động thú vị và làm theo. Điều quan trọng bạn cần lưu ý là hoạt động đọc không nhất thiết phải liên quan những cuốn sách. Bạn có thể đọc báo, công thức nấu ăn hoặc đọc chữ trên các biển hiệu, bao bì,… Điểm mấu chốt là đọc thật nhiều để trẻ thấy và làm theo.

5. Thay đổi cách thức đọc: Nếu chỉ ở trong nhà đọc sách, trẻ có thể cảm thấy chán và không còn hứng thú. Cha mẹ có thể cho trẻ đến thư viện, nhà sách để thay đổi môi trường đọc. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ tham gia các hoạt động trong cuộc sống để kích thích việc đọc. Ví dụ, khi đi mua đồ, bạn hãy khuyến khích con đọc thành phần, hướng dẫn sử dụng trên bao bì, từ đó đặt các chủ đề thảo luận liên quan. Nghe nhạc và xem phim có phụ đề cũng là cách giúp trẻ củng cố khả năng ngôn ngữ và nâng cao kỹ năng đọc, hiểu.

Nguồn: https://zingnews.vn/lam-the-nao-de-tre-thich-doc-sach…

Đăng bởi Để lại phản hồi

BẬT MÍ: 9 NGUYÊN TẮC KIẾM TIỀN CHỈ NHỮNG NGƯỜI GIÀU CÓ MỚI BIẾT

1. Nguyên tắc bỏ ra

Bản chất của “bỏ ra” đó là giải quyết vấn đề cho người khác, khi giải quyết được cho người khác vấn đề nào đó, bạn mới đạt được cái gọi là lợi mình lợi người.

Nếu tỉ mẩn quan sát, bạn sẽ phát hiện ra, tất cả những người thành công đều sở hữu cho mình tư duy “văn hóa bỏ ra”.

Trên nền tảng Tiktok, một vị giáo sư về tài chính đã đưa ra một ví dụ rất thú vị về tiền bạc rằng, người giàu xem tiền như hạt giống, mùa xuân họ gieo trồng, mùa thu họ sẽ thu hoạch được nhiều hơn; trong khi người nghèo lại xem tiền như bỏng ngô, “pang” một phát ra một đống, rồi sau đó ăn hết.

Gieo trồng chính là văn hóa bỏ ra, mặc dù khi gieo trồng, bạn cũng không thể biết được bao giờ mới hái được quả. Nhưng chỉ khi không ngừng gieo hạt, bạn ít nhất mới có thể biết được đại khái. Có rất nhiều người vì không biết sẽ có được cái gì, nên không muốn gieo trồng, càng chỉ muốn xem hạt giống là ngô rồi đem đi nổ thành bỏng rồi ăn cho vui mồm.

Suy cho cùng chẳng phải cũng chỉ là sợ khổ, sợ thiệt thôi ư!

2. Nguyên tắc mục tiêu

Đáng sợ hơn cả không nỗ lực đó là nỗ lực mà không có mục tiêu.

80% mọi người không thể sống một cuộc sống tốt hơn, phần lớn đều tới từ việc không có mục tiêu, đây là một chuyện vô cùng đáng sợ. Cũng giống như văn hóa bỏ ra vậy, bạn không thể cứ tùy tiện đâm đầu vào làm cái gì đó mà không biết là làm để làm gì, chỉ khi có mục tiêu và phương hướng, sự bỏ ra của bạn mới có giá trị.

Nhưng trên thực tế, người có mục tiêu rõ ràng lại chẳng được bao người, đây chính là cái bẫy của sự nỗ lực và chăm chỉ không đem lại hiệu quả. Mục tiêu giống như ngọn hải đăng trên biển vậy, không có phương hướng thì làm sao tới được đất liền?

Không có mục tiêu, mọi nỗ lực cuối cùng rồi cũng sẽ chỉ như cánh hoa mỏng manh trên mặt nước, chỉ cần nước lăn tăn nhẹ một chút thôi, cánh hoa cũng sẽ có thể trôi dạt đi bất cứ đâu, không rõ đích đến.

3. Nguyên tắc hành động

Biết mà làm được ngay thì mới có ý nghĩa.

Biết nhưng không làm, trông thì có vẻ như là vấn đề về năng lực, nhưng về mặt bản chất nó lại là vấn đề của mục tiêu. Nếu nói, khoảng cách giữa biết và làm là 1km, vậy thì từ làm được cho tới mục tiêu là 100km, từ mục tiêu cho tới hoàn thành mục tiêu lại là 1000km.

Chúng ta thường xuyên nghe thấy rằng “đạo lý biết thì rất nhiều nhưng vẫn không sống tốt được một đời”, vậy thì tại sao biết nhưng vẫn không làm được? Trên thực tế, tất cả những cái mà bạn cho là mình biết, phần lớn đều chỉ là đi được 1km.

Người biết thực sự, sẽ phá vỡ 1km ấy, để tiếp tục đi nốt 100km, 1000km tiếp theo. Bởi lẽ thứ để đo lường cái biết đó của bạn chỉ có thể là hành động. Nhưng hành động lại cần phải được thiết lập trên một cơ sở mục tiêu nhất định, hành động mà thiếu đi sự “ủng hộ” của mục tiêu, vậy thì nó cũng sẽ không có chút ý nghĩa nào.

4. Nguyên tắc đơn giản

Nắm vững cái bản chất, làm sao để đơn giản hóa những điều phức tạp

Đơn giản, trông thì có vẻ đơn giản, nhưng trên thực tế, có hơn 80% người không biết bản chất của đơn giản nằm ở đâu. Đơn giản, nghĩa là có thể nhìn thấu hiện tượng, nắm bắt bản chất của sự vật, biến điều phức tạp thành giản đơn, cuối cùng giải quyết vấn đề với ít quy trình nhất có thể.

Đơn giản quan trọng ra sao? Cứ nhìn Apple thì biết, chỉ một nút bấm, đánh bại tất cả các loại điện thoại di động, chiếm phân ngạch lớn thị trường điện thoại.

Nhưng, nhìn thấu được bản chất lại không phải là năng lực mà ai cũng có, nó cần tới một năng lực tư duy logic mạnh mẽ và chất lượng tư duy rõ ràng. Và thứ quyết định chất lượng logic và tư duy lại chính là hệ thống kiến thức mà mỗi người sở hữu, nếu không có hệ thống kiến thức phong phú, rất khó có thể có được chất lượng tư duy tốt, và tất nhiên cũng không thể tìm ra được bản chất của sự việc.

5. Nguyên tắc diễn tập

Thành công cần diễn tập, để tránh tổn thất, giảm thiểu tỷ lệ rủi ro và thất bại

Diễn tập ở đây ý chỉ trước khi làm một việc gì đó, trong đại não sẽ âm thầm tính ra được quá trình và cả kết cục. Giải pháp được tạo ra bởi quá trình tính toán này được gọi là diễn tập.

Cũng giống như trước mỗi buổi hòa nhạc vậy, cần phải trải qua nhiều lần diễn tập, nếu không khi xảy ra vấn đề sẽ không biết cách hoặc kịp thời xử trí. Chỉ khi diễn tập thì mới biết vấn đề xảy ra ở đâu, rồi tìm cách giải quyết, tránh lúc làm thật rồi lại xuất hiện thiếu xót. Đây chính là một kiểu diễn tập.Số lần diễn tập càng nhiều, tỷ lệ thất bại sẽ càng ít. Nhiều khi, chúng ta không chỉ phải diễn tập bên trong não bộ, mà còn phải diễn tập trong phạm vi nhỏ trong thực tế, làm vậy sẽ giúp ta tránh được những sai xót lặt vặt không đáng có, tăng tỷ lệ thành công lên mức cao nhất.

6. Nguyên tắc suy ngẫmThất bại không đáng sợ, đáng sợ là thất bại nhiều lần ở cùng một chỗ

Có câu, thất bại là mẹ của thành công. Nhưng tôi cho rằng, thất bại trước giờ chưa từng là mẹ của thành công, sau khi thất bại, biết tự suy ngẫm và thay đổi thì mới là mẹ của thành công.

Trên con đường hoàn thành mục tiêu, thất bại là điều tất yếu, và nó hoàn toàn không đáng sợ. Đáng sợ là bạn thất bại nhiều lần tại cùng một chỗ, nó đồng nghĩa với việc bạn không có năng lực suy nghĩ, dù bạn có sở hữu cho mình 5 nguyên tắc phía trên thì tỷ lệ thành công cũng không lớn.

7. Nguyên tắc kiên trì

Con đường thành công tốt nhất chính là kiên trì làm đến cùngInamori Kazuo có một câu nói mà tôi rất thích đó là, con đường thành công duy nhất đó là không ngừng tiếp tục, không thành công thì đừng từ bỏ. Nhưng thứ quyết định có thể không ngừng đi tiếp hay không, không chỉ là năng lực của một người, mà còn là sự nhiệt huyết và cả tình yêu với công việc đó, vậy nhiệt huyết sinh ra kiểu gì?

Đó là khi bạn làm một việc đó, càng làm càng giỏi, càng làm càng tốt, khi đó, nhiệt tình sẽ dần dần được sinh ra. Nhiệt tình về mặt bản chất thì chính là yêu thích, bạn làm càng tốt, sẽ càng thích làm, sự nhiệt tình càng lớn.

8. Nguyên tắc giá trị

Chú trọng vào giá trị chứ không phải giá cả, bản chất của giá cả là vẻ bề ngoài, quá đắm chìm vào vẻ bề ngoài sẽ rất khó để thành công.

Giá trị là gì? Giá trị đại diện cho lợi ích lâu dài, có thể là trước mắt bạn sẽ không thể nhận lại được quá nhiều lợi ích. Còn giá cả là lợi ích ngắn hạn, bạn chỉ cần bắt tay vào làm là nó đã có thể cho bạn lợi ích, nhưng lợi ích này lại chỉ là tạm thời, nó không có tính lâu dài liên tục.

Mặc dù vậy nhưng vẫn có nhiều người thích những cái lợi ích ngắn hạn, họ muốn nhanh chóng nhận được phần thưởng cho sự nỗ lực của mình, họ đánh giá cao khả năng một năm, mà xem thường lợi ích dài hạn trong suốt 10 năm. Phần lớn mọi người chỉ chú trọng vào giá cả, chú trọng vào vẻ ngoài, đây là một nhân tố khiến nhiều người khó thành công.

Ngay cả đối với một huyền thoại trong lĩnh vực đầu tư như Buffett, ban đầu chiến lược đầu tư của ông là chú ý đến giá cả, chỉ mua cổ phiếu rẻ, mãi về sau, khi thay đổi chiến lược đầu tư từ giá cả này sang giá trị, ông mới trở thành truyền kì như ngày nay.

9. Nguyên tắc biết ơn

Biết ơn người đối tốt với bạn, biết ơn cả kẻ xấu xa với bạn, không có vấp ngã thì làm sao mà trưởng thành.

Đời người không thể luôn thuận buồm xuôi gió, có tốt, ắt cũng sẽ có xấu. Gặp người tốt với mình, cảm ơn là lẽ tất nhiên, nhưng gặp người đối xử không ra gì với mình, hãy càng biết ơn họ, bởi lẽ giai đoạn “không thuận” mới là cơ hội để ta thấu sự đời và trưởng thành hơn.

Tiêu tiền cho chuyên môn, bỏ phí cho tri thức, đầu tư cho bản thân, chỉ khi có được 3 nền tảng này, 9 nguyên tắc trên mới có thể giúp bạn thành toàn nên một cuộc đời hạnh phúc.Bạn có biết định luật sinh trưởng của tre không? Trước khi có thể cao được 15m trong 6 tuần, tre đã phải dùng 4 năm “ngủ đông”, nằm im trong đất, bám rễ trong đất, sinh trưởng ra vài trăm mét dưới lòng đất để cung cấp năng lượng và đảm bảo an toàn cho sự phát triển mạnh mẽ của nó trong tương lai.

Tất cả những người thành công mà chúng ta nhìn thấy, trước khi thành công, họ cũng đều đã từng trải qua thời kì ngủ đông, những nỗ lực của giai đoạn trước đều là để cắm rễ cho giai đoạn sau, đợi rễ cắm chắc rồi, kiên cố rồi, mới đem hết tất cả những tích lũy “bộc phát” ra. Mọi sự thành công đều tới từ sự nỗ lực, nếu bạn không muốn chấp nhận số mệnh, vậy thì bạn phải liều mình với nó.

Inamori Kazuo nói: “Đạt được mục tiêu cũng giống như leo núi vậy, việc cải thiện năng lực là một quá trình động, đừng bao giờ để suy nghĩ hiện tại hạn chế những suy nghĩ về tương lai.

Đăng bởi Để lại phản hồi

5 ĐIỀU CHỈ NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH MỚI HỌC ĐƯỢC

Đôi khi, để trưởng thành, bạn phải trả giá. Không ai “khôn” ngay từ lần đầu nhưng người giỏi sẽ không để mình dại đến lần thứ hai. Sẽ có một vài thay đổi đánh dấu sự trưởng thành bên trong bạn.

1. Hạ cái tôi của mình xuống

Thời trẻ, đa phần, ai cũng có “cái tôi” cao ngất ngưởng. Đôi khi ta hống hách, ngang tàng, bất chấp. Có những việc phần lỗi thuộc về mình nhưng ít khi nào ta nhận ra hoặc nếu có nhận ra cũng rất dễ dàng cho qua bởi vì ta vẫn “còn trẻ”.Nhưng theo thời gian, chính sự ngông cuồng này khiến ta phải nhận lấy nhiều “quả đắng”. Sự rèn giũa đến từ xã hội gay gắt hơn nhiều so với khi còn trong vòng bảo bọc của gia đình, nhà trường.Vòng quan hệ càng mở rộng với những người sếp, đồng nghiệp, bạn làm ăn, người yêu, bạn bè xã hội… tạo nên những mối kết giao phức tạp hơn. Khi “cái tôi” quá lớn sẽ rất dễ dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột, đố kị, đỗ vỡ trong quan hệ, thất bại trong hợp tác… Rất nhiều người trẻ vì sự tự phụ, bất chấp của mình đã phải mất trắng sự nghiệp.Lúc đó, theo bản năng của con người, để tránh sự tổn thương, ta bắt đầu hạ dần “cái tôi” của mình xuống, học cách khiêm nhường.

2. Biết chấp nhận thực tế

Khi trưởng thành, một điều đáng giá ta học được chính là biết chấp nhận thực tế. Lúc còn trẻ thường nghĩ chuyện gì cũng nằm trong tay. Mình có thể làm chủ mọi việc, không cần phải bận tâm quá nhiều. Nhưng càng lớn lên mới nhận thấy, có rất nhiều chuyện không phải muốn mà được hay chỉ cần cố gắng sẽ như ý.Lúc còn non dại, sự việc không theo ý mình thì liền tức tối, đau khổ, bất mãn với thực tại, đổ lỗi cho người khác. Trưởng thành là khi biết nhìn nhận đúng thức tế, đánh giá đúng sự việc. Có những điều không thể thay đổi thì tự mình nhận lấy, không than trách.

3. Biết tự nhận trách nhiệm

Khi đã nhìn nhận thấu rõ vấn đề, thay vì đổ lỗi hay tự oán trách, sỉ vả bản thân, người trưởng thành tự soi lại mình. Chấp nhận thực tế, nhận trách nhiệm về mình để tiến lên phía trước thay vì dậm chân tại chỗ. Trách nhiệm của mình đến đâu, bản thân tự chịu đến đó.Người biết chịu trách nhiệm là khi biết bản thân chính là người làm chủ cuộc đời.

4. Biết tự cân bằng cuộc sống của mình

Lúc còn trẻ, có thể chỉ tập trung đến một vài chuyện mình cảm thấy hứng thú mà không quan tâm đến những vấn đề khác. Có thể chơi thâu đêm mà không cần biết ba mẹ lo lắng. Có những lúc vùi đầu vào công việc mà không chú ý đến sức khỏe hay chi tiêu hoang phí không cần biết đến tương lai…Càng trưởng thành, càng “chín muồi” thì con người càng hướng đến sự cân bằng. Tự cảm thấy, cuộc sống không phải chỉ của riêng mình mà còn của gia đình, những người thân yêu bên cạnh.Khi nhận thức được cũng là lúc tự mình biết cân bằng cuộc sống, sức khỏe, tình yêu, bạn bè, công việc, gia đình,..

5. Biết tự đặt câu hỏi mình là ai, mình sống trên đời này vì điều gì

Hầu như đa số ai cũng trải qua một giai đoạn “chênh vênh” với cảm xúc hoang mang, mơ hồ, lạc lõng. Những câu hỏi để tìm kiếm, xác định lại bản thân bắt đầu lặp đi lặp lại trong đầu. “Mình là ai?”, “Mình xuất hiện trên cuộc đời này để làm gì?”, “Mình phải sống thế nào đây?,…Đây cũng chính là khoảng thời gian đánh dấu bước ngoặt của những thay đổi lớn. Lúc ta băn khoăn tự hỏi mình là lúc ta bắt đầu chậm lại thay vì cứ băng đi không kịp suy nghĩ như những ngày non dại. Chậm lại để nhìn nhận, tìm hiểu chính mình.Đừng vội gục ngã trước những thử thách, thất bại trong cuộc sống. Đó chính là cách cuộc đời mang đến cho bạn những bài học trưởng thành.

Nguồn: https://cafebiz.vn/5-dieu-chi-nguoi-truong-thanh-moi-hoc…

Đăng bởi Để lại phản hồi

HÃY LUÔN LÀ CHÍNH MÌNH…!

Mỗi người sinh ra trên thế giới đều có một sứ mệnh riêng, một tài năng riêng và một bản sắc riêng. Thế nên :

Nếu mọi người chưa công nhận khả năng của bạn, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ ngừng khám phá bản thân, thay vào đó hãy tiếp tục nỗ lực hết mình…

Nếu chưa có ai đến chia sẻ cuộc đời cùng bạn, điều đó không có nghĩa là bạn đang lẻ loi, mà đơn giản rằng chưa đúng lúc …

Nếu chưa có điều tốt đẹp nhất mà bạn mong muốn, điều đó không có nghĩa là cuộc đời này thiếu công bằng, mà bạn hãy nghĩ xem mình đã xứng đáng với điều đó hay chưa, và tiếp tục cố gắng….

Nếu công việc hay con đường học tập của bạn không tiến triển, điều đó không có nghĩa là bạn thiếu khả năng, mà chỉ đơn giản rằng tài năng của bạn chưa được khai thác đúng cách ….

Nếu bạn chưa thành công hay gặp phải thất bại , điều đó không có nghĩa là bạn đã thua cuộc mà bạn chỉ đang nghỉ chân trên con đường chinh phục mục tiêu….

Đừng so sánh bạn với bất cứ ai vì mỗi người có một hệ quy chiếu riêng, nên mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Bạn có những giá trị riêng và hãy tôn trọng giá tuyệt vời đó, hãy giữ vững niềm tin, giữ lấy hi vọng để vươn tới điều mà bạn hằng mong ước..!!.Và dĩ nhiên : “Sao phải là người khác, khi có thể là chính mình..!”.

Nguồn: Nắng Hạ – TV group MN1TS

Đăng bởi Để lại phản hồi

NHỮNG SUY TƯ BUỔI TỐI VÀ BUỔI SÁNG

Hãy cứ để con đường hạnh phúc của bạn trở thành một cuộc hành trình khám phá, thay vì cố gắng nhào nặn, định hình nó theo những “người ta nói”, cố gắng kiếm tìm bằng được những thứ ta tự cho là sẽ mang tới hạnh phúc cho mình. Bạn vẫn cần tự vẽ ra những điểm mốc hạnh phúc để biết mình cần đi về đâu, nhưng đừng để bản thân cố chấp lạc trong mê cung của chính mình. Bởi trên chặng đường đến từng điểm mốc nhỏ đó, bạn chẳng sai khi vô tình rẽ ngang hay tự cho mình tận hưởng những hạnh phúc chợt đến trong giây phút. Cuộc sống cứ như vậy chẳng phải sẽ nhẹ nhàng hơn sao?Cửa tiệm hạnh phúc – Lê Di

Tận cùng của đau khổ là khi ta tiến gần tới nấc thang cuối của cuộc đời. Nhưng từ những đau khổ đó, con người lại học được rất nhiều điều. Được sống đến giờ phút này thôi đã là một điều vô cùng ý nghĩa rồi. Hãy khiến bản thân mình luôn cảm thấy thanh thản. Hãy buông bỏ những điều mà chúng ta đang cố chấp níu giữ, hãy mạnh dạn chia sẻ cuộc đời với người mà chúng ta tin tưởng. Khi nhận ra những điều đó, chúng ta sẽ hiểu được hạnh phúc thật sự.

Tôi chọn hôm nay, tôi chọn hạnh phúc – Taketoshi Ozawa

Bóng tối rồi sẽ đi qua và ánh sáng ở lại, đau buồn rồi sẽ tan biến và niềm vui sẽ hiện hữu. Không chân lý nào có thể biến mát, không trái tim nào có thể trường tồn. Hạnh phúc có thể bị khuất lấp một lúc nào đó nhưng nó sẽ luôn được tìm thấy, đau thương có thể tồn tại một thời gian, nhưng con người có thể vượt qua và chế ngự nó.

Trích Những suy tư buổi tối và buổi sáng – James Allen

Đăng bởi Để lại phản hồi

ĐỪNG PHÍ THỜI GIAN , CÔNG SỨC, TIỀN BẠC CHO 8 ĐIỀU TỆ HẠI DƯỚI ĐÂY !

Xung quanh chúng ta luôn có một bộ phận người, luôn túc trực bên mình suy nghĩ “trốn tránh dù xấu hổ nhưng cũng có ích”, thực ra, trốn tránh về cơ bản không thể giải quyết vấn đề, mà chỉ là đặt vấn đề ra phía sau mà thôi. Trốn tránh trông có vẻ rất nhẹ nhàng, nhưng thực ra vấn đề vẫn còn đó, chất đống thành núi, vô hình đè nén lên lưng của chúng ta. Thế nên, thuốc giải duy nhất cho mọi tình huống khó khăn không phải là trốn chạy hay đối đầu mà là vượt qua nó.

“Ai đó” là một từ trừu tượng, bởi vì nó có nghĩa là rất nhiều người xung quanh bạn. Nhiều người dành thời gian quý báu trong cuộc đời mình để cố gắng trở thành một người nào đó, một người khác họ, nhưng thực tế là mỗi con người là một thực thể duy nhất, không có ai giống ai. Tất cả những gì mà họ làm, hóa ra chỉ là đeo đuổi một cái bóng, một thứ không tồn tại. Thế nên, đừng bao giờ cố gắng trở thành một người khác, cũng đừng so sánh mình với người khác, mà hãy là chính mình, đi theo con đường mà bạn chọn.

Cuộc đời rất ngắn ngủi. Đừng phí thời gian và năng lượng vào những người, việc, thứ không cần thiết. Nếu làm đựơc như vậy, sau này sẽ nhận ra rằng ta đã chẳng lãng phí những ngày tháng đã qua. Nhận ra điều này càng sớm, càng tận hưởng được cuộc sống nhiều hơn. Hãy luôn trân trọng và tận hưởng cuộc sống. Điều đó tốt hơn nhiều so với việc cố gắng kéo dài tuổi thọ. Dành thời gian cho những người tốt với bạn sẽ là một khoản đầu tư đáng giá nhất, có giá trị lâu dài trong chính cuộc sống của bạn.

Câu nói “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” lại một lần nữa là lời nhắc nhở cho bạn. Mỗi khoảnh khắc đều chỉ hiện diện một lần duy nhất, rồi sẽ đi qua. Thế nên, đừng đặt mình vào khoảnh khắc trong quá khứ, mà quên đi rằng bạn đang sống trong hiện tại, cần phải tập trung vào hiện tại. Dù bạn có quan tâm đến quá khứ bao nhiêu đi nữa, những gì đã đi qua vẫn không thể nào thay đổi. Trong khi bạn có thể thay đổi tương lai, và để làm điều đó, thì bạn buộc phải nắm bắt từng khoảnh khắc của hiện tại.

Trong cuộc sống ngày nay, điều hạn chế khiến người ta không tiến lên được không hẳn là do năng lực kém, mà do sự sợ hãi. Sợ hãi không dám hành động chỉ bởi tính so sánh và chọn lựa: Thà làm người bình thường tuy vô vị nhưng vẫn hơn “làm kẻ thất bại”… Nhà phê bình George Bernard Shaw từng nói: “Thành công không phải là không bao giờ phạm sai lầm, mà là không bao giờ mắc lỗi đó lần thứ hai”. Thế nên, đừng ngại mắc lỗi. Điều quan trọng là bạn cần phải tự nhủ rằng mình sẽ không lặp lại sai lầm đó, bằng những hành động “sửa sai” mang tính thực tế.

Hãy nhớ, sẽ có những trường hợp, sự trì hoãn của bạn cũng đồng nghĩa với một quyết định: Bạn vừa vô tình nhường quyền lựa chọn cho những người khác nhanh chân và quyết đoán hơn bạn, và họ tóm lấy cơ hội hoặc quyền lợi lẽ ra thuộc về bạn! Đừng quên, ngay cả khi bạn đưa ra một quyết định sai, bạn vẫn có thể có thời gian để thử các lựa chọn khác, với điều kiện đừng do dự cả đời.Làm điều bản thân mong muốn là một trong những điều quan trọng nhất của cuộc sống. Đôi khi, bạn sẽ rơi vào trạng thái “không biết mình muốn gì”, nhưng đi qua giai đoạn đó, khi nhìn thấu vào tâm trí mình, bạn sẽ biết đâu là điều mà mình mong muốn thật sự. Một cuộc sống ý nghĩa chính là dành thời gian cho những gì mà bạn cho là quan trọng nhất. Nhờ thế, mỗi phút giây trong đời bạn sẽ đều giá trị.Hãy nhớ, sẽ có những trường hợp, sự trì hoãn của bạn cũng đồng nghĩa với một quyết định: Bạn vừa vô tình nhường quyền lựa chọn cho những người khác nhanh chân và quyết đoán hơn bạn, và họ tóm lấy cơ hội hoặc quyền lợi lẽ ra thuộc về bạn! Đừng quên, ngay cả khi bạn đưa ra một quyết định sai, bạn vẫn có thể có thời gian để thử các lựa chọn khác, với điều kiện đừng do dự cả đời.

Vì cuộc đời rất dài, mỗi điều bạn phàn nàn đều không hề thay đổi thì lâu dần, chính vấn đề và quan điểm nhìn nhận của bạn sẽ trở nên “biến chất”. Chỉ cần dừng phàn nàn, bạn sẽ thấy cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn. Khi dừng phàn nàn, tức là bạn chọn cách không để những cảm xúc xấu hủy hoại cuộc sống của chính mình. Thay vì phàn nàn, hãy tự hành động và cải thiện tình thế, điều đó hiệu quả hơn rất nhiều.

Làm điều bản thân mong muốn là một trong những điều quan trọng nhất của cuộc sống. Đôi khi, bạn sẽ rơi vào trạng thái “không biết mình muốn gì”, nhưng đi qua giai đoạn đó, khi nhìn thấu vào tâm trí mình, bạn sẽ biết đâu là điều mà mình mong muốn thật sự. Một cuộc sống ý nghĩa chính là dành thời gian cho những gì mà bạn cho là quan trọng nhất. Nhờ thế, mỗi phút giây trong đời bạn sẽ đều giá trị.

Nguồn: cafebiz

Đăng bởi Để lại phản hồi

MỘT ĐỜI ĐÁNG GIÁ, ĐỪNG SỐNG QUA LOA

Nếu cuộc sống là một cơ hội, hãy nắm lấy.

Nếu cuộc sống là một vẻ đẹp, hãy chiêm ngưỡng.

Nếu cuộc sống là một giấc mơ, hãy theo đuổi.

Nếu cuộc sống là một thử thách, hãy đương đầu.

Nếu cuộc sống là bổn phận, hãy hoàn thành.

Nếu cuộc sống là một trò chơi, hãy tận hưởng.

Nếu cuộc sống là một lời hứa, hãy thực hiện.Nếu cuộc sống là một nỗi buồn, hãy vượt qua.

Bạn có nhận ra không, cuộc sống là tổng hòa của tất cả những điều trên. Là niềm vui, vẻ đẹp, cơ hội, bổn phận, nỗi buồn, thử thách, giấc mơ…

Cuộc sống vô cùng quý giá, đừng lãng phí nó!

Trích đoạn ” Một đời đáng giá, đừng sống qua loa” – ĐẠI SƯ TINH VÂN