1. Đầu tư vào chính bản thân mình
Khoản đầu tư tốt nhất mà bạn có thể thực hiện đó là đầu tư vào chính bản thân. Đây là điều mà nếu nhận ra càng sớm thì càng tốt cho tương lai.
Ngoài việc đầu tư vào tấm bằng đại học, bạn có thể tìm hiểu về những thứ bản thân thực sự quan tâm như: đọc sách, tham gia một khóa học trực tuyến, lấy chứng chỉ hoặc đăng ký vào các chương trình phát triển cá nhân,…Bạn càng đầu tư vào bản thân, bạn càng trở nên có giá trị.
2. Chi tiêu có chọn lọc hơn
Các bài viết về sự giàu có thường khuyên chúng ta nên chi tiêu thông minh (tức là có sự chọn lọc) và điều này có lí do riêng của nó. Hãy tưởng tượng bạn đang phải làm một công việc mình ghét, ở một nơi bạn không thích và vui vẻ với người bạn không ưa chỉ vì tiền. Nếu bắt đầu chi tiêu có ý thức hơn, bạn sẽ có thêm nhiều quyền lựa chọn trong cuộc sống của mình.
3. Thực hiện theo quy tắc 24h
Rất nhiều lúc, chúng ta mua một thứ vì cảm xúc chứ không phải vì thực sự cần. Để rồi khi mua xong bạn chỉ dùng được vài lần. Có một giải pháp để hạn chế những trường hợp vậy, đó là quy tắc 24h. Cụ thể, khi muốn mua một món đồ, hãy đợi 1 ngày để cảm xúc lắng xuống, bạn sẽ thực sự biết được rằng mình có cần món đồ đó hay không.
4. Hãy dành 1 phút mỗi ngày để kiểm tra chi tiêu của bạn
Việc này tưởng chừng rất đơn giản nhưng nó thực sự giúp bạn kiểm soát chi tiêu hiệu quả hơn. Phần lớn mọi người chi tiêu theo thói quen. Việc nhìn nhận chi tiêu giúp bạn phát hiện ra những thói quen lãng phí cần loại bỏ và xác định số tiền chi tiêu trung bình để hoạch định những kế hoạch tài chính trong tương lai.
5. Hãy so sánh trước khi mua hàng
Một cách nữa để giúp bạn có thể tránh khỏi những nuối tiếc sau khi mua sắm đó là hãy giữ một ý tưởng đơn giản trong đầu. Ví dụ khi bạn nhìn thấy một đôi giày hàng hiệu đẹp, bạn muốn mua nó nhưng nó lại có giá quá cao và không cần thiết với bạn. Hãy suy nghĩ về điều này: liệu đôi giày này tuyệt vời hơn hay một chuyến du lịch sẽ tuyệt vời hơn?