Đăng bởi Để lại phản hồi

5 ĐỪNG ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI TỰ CHỦ KINH TẾ.

5 ĐỪNG:

1. Chi tiêu những thứ không cần thiết

Iphone đời mới nhất, đồng hồ đắt tiền, giày hàng hiệu…chúng làm bạn hãnh diện, nhưng bạn có thực sự cần những thứ này? Có lẽ một khóa học tiếng anh hay kỹ năng tin học sẽ có giá trị lâu dài hơn với bạn.

2. Không tiết kiệm

Không muốn tiết kiệm, không biết dừng tiêu xài lại đúng lúc mà muốn giàu có thì không khác gì xây lâu đài cát khi thủy triều đang lên.

3. Thiếu kiến thức về tài chính

Tiền là thứ mọi người sử dụng hàng ngày, như chỉ có một số ít người hiểu được ý nghĩa của đồng tiền, cũng như cách ứng xử với chúng.

4. Sợ rủi ro

Không có công thức cố định nào cho thành công, nhưng chắc chắn trong đó không có sự an toàn và thoải mái. Tất cả “đại gia” mà bạn biết đều là người tự tin, quyết đoán, biết chấp nhận rủi ro và chuẩn bị cho thất bại.

5. “Chọn mặt gửi vàng” nhầm chỗ

Chọn người cố vấn tài chính hoặc quản lý đầu tư là lựa chọn khó khăn thứ hai đời bạn (sau chọn vợ/chồng), nên hãy cẩn thận “nhắm” cho đúng người. Nếu không, bạn thậm chí sẽ chẳng còn thời gian mà khóc.

Đăng bởi Để lại phản hồi

VÌ SAO LÀM VIỆC CẢ ĐỜI VẪN Ở ĐÁY CỦA XÃ HỘI?

Nguồn gốc của gia đình có ảnh hưởng đến tính cách của mỗi người. Ở mức độ nhất định, tính cách thực sự có thể quyết định số phận.

Một đứa trẻ được rỉ tai nhau về chuyện “gia đình nhà nghèo”, khi lớn lên có thể hình thành những tính cách:

– Tự ti, rụt rè, không dám đấu tranh cho thứ mình thích vì thấy không xứng đáng.

– Tập trung vào việc tiết kiệm thay vì kiếm nhiều tiền hơn.

Trái tim mỏng manh nhạy cảm, hay quan tâm đến cách nhìn của người khác về bản thân mình.

– Sống nội tâm, chán nản, thiếu tự tin.

– Thích ở một mình.

Và những người tuy không sinh ra trong gia đình giàu có nhưng được bố mẹ dạy dỗ về sự tự tin, về việc vươn lên trong cuộc sống sẽ trải qua những giai đoạn này trong cuộc đời:

– Làm việc để kiếm tiền và kiếm được hũ vàng đầu tiên.

– Khởi nghiệp và sử dụng thời gian của người khác để kiếm tiền cho mình.

– Đầu tư vào quản lý tài chính.

Bạn có thể khởi nghiệp với hũ vàng đầu tiên bằng cách làm việc để kiếm tiền, từ đó nhảy ra khỏi tầng lớp dưới đáy của xã hội.

Hoặc bạn có thể tích lũy vốn sơ khai bằng cách làm việc chăm chỉ, tiết kiệm và biết đâu may mắn mỉm cười, bạn sẽ nắm bắt được cơ hội đầu tư, nhân đôi tài sản, từ đó nhảy ra khỏi tầng lớp dưới đáy của xã hội.

Nhưng tiếc thay những người xuất thân trong gia đình nghèo (trừ một số trường hợp ngoại lệ) không có được bản lĩnh này, vì họ đã được thấm nhuần quan niệm rằng kiếm tiền không dễ dàng, nên luôn đắn đo mọi thứ.

Làm thế nào để những người dưới đáy có thể thay đổi vận mệnh nếu họ không khởi nghiệp hoặc đầu tư vào tài chính? Trúng số hay mua một cuốn sách “Làm thế nào để khiến một người giàu có yêu bạn”?

Về việc làm thế nào để thoát ra khỏi tầng lớp dưới cùng của xã hội, có lẽ đây là 2 đề xuất khả quan nhất:

1. Khi bạn cảm thấy cuộc đời giống như một vũng nước đọng, bạn phải thay đổi vòng tròn của mình.

2. Khi bạn có con, đừng lúc nào cũng khóc lóc trước mặt con trừ khi bạn muốn giết chết sự tự tin của con.

Mong bạn vẫn luôn chăm chỉ và nổ lực nhé!!!

Đăng bởi Để lại phản hồi

TÂM LÝ HỌC VỀ KHẮC CHẾ CƠN GIẬN

Con người là động vật dễ xúc động

Thường sẽ vì một chút chuyện nhỏ mà dẫn đến thay đổi cảm xúc. Không có gì khoa trương khi nói rằng cảm xúc con người giống như thời tiết sớm nắng chiều mưa khiến người ta khó có thể hiểu được. Ai cũng sẽ có lúc tức giận.

dụ như khi ta phải xếp hàng dài ở phòng vé, kẹt xe trên đường đi làm về, chen chúc trên xe buýt đông đúc hay không cẩn thận bị người khác xô ngã… tất cả đều vô tình châm ngòi cho ngọn lửa tức giận trong lòng.

Vậy tại sao chúng ta lại tức giận? Con người trở nên tức giận bởi vì bị kích thích từ thế giới bên ngoài, hoặc do áp lực nội tâm quá lớn mà xuất hiện trạng thái bất ổn.

Thi thoảng, sự tức giận sẽ giúp ta giải tỏa sự đè nén, xoa dịu những cảm xúc căng thẳng. Tuy nhiên, một khi sự tức giận bị kìm nén trong một thời gian dài, năng lượng này nếu không được giải phóng sẽ gây ra tổn hại lớn cho cả thể xác và tinh thần.

Muốn kiểm soát được cơn giận của bản thân, chúng ta cần phải có nghị lực và tự nhận thức về hậu quả của nó mang lại. Một khi bạn hiểu được nguyên nhân gây ra sự tức giận của mình, bạn sẽ có thể kiểm soát tốt nhất và biến nó thành động lực tích cực để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đăng bởi Để lại phản hồi

7 BÀI HỌC THẤM THÍA CỦA “VỊ VUA” LẬP NÊN ĐẾ CHẾ HUYNDAI

1. Trong bất cứ việc gì, dù dễ hay khó, chỉ những người có niềm tin mạnh mẽ rằng mình có thể làm được thì mới làm nên chuyện. Nếu bạn còn nghi ngờ năng lực bản thân thì kết quả công việc sẽ bị hạn chế và rất khó đột phá. Nếu từ trong suy nghĩ bạn đã do dự cho rằng mình không thể làm được thì chắc chắn bạn sẽ không thể làm được.

2. Một người không có gì trong t.ay muốn trở nên giàu có sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều để vươn lên trong điều kiện bất thuận lợi so với một người vốn đã gi.àu muốn trở nên gi.àu có hơn. Để chiến thắng trong cuộc chiến này, chúng tôi bắt buộc phải nỗ lực gấp mười, hai mươi lần những quốc gia giàu có để bù lại những điều kiện bất lợi.

3. Tôi là người luôn khẳng định rằng không thể chờ đơi sự sáng tạo hay đột phá nào từ những người bị ràng buộc bởi những quan niệm cố hữu hay những tri thức thông thường. Tôi tin tưởng vào khả năng sáng tạo và tiềm năng không giới hạn của con người khi họ có ý chí vững chắc và quyết tâm bằng mọi cách để đạt đến thành công.

4. Nếu nỗ lực tư duy thì sẽ chắc chắn sẽ tìm ra được giải pháp. Còn nếu không tìm thấy giải pháp thì đó là chưa dành thời gian tư duy đủ nhiều.

5. Bất kể làm công việc gì, cuộc sống của một người sẽ trở nên vô nghĩa nếu người đó khôngcó ý thức rõ về sứ mệnh và giá trị của mình trong công việc.

6. Tôi luôn cho rằng lãng phí là một loại tội lỗi, bất kể đó là lãng phí thời gian, công sức hay tiền bạc, của cá nhân chính họ hay của nhà nước. Những người trong nhà nước mà lãng phí như vậy thì thực sự đó đúng là một t.ội á.c – và họ sẽ phải trả gi.á bằng nhân quả.

7. Không phải tôi cố ép mình suy nghĩ, mà những dòng suy nghĩ cứ nối nhau xuất hiện trong đầu tôi. Ban đầu chỉ một hạt giống thoáng qua cũng có thể biến thành hạt giống nảy mầm trong tâm trí. Và tôi sẽ không ngừng theo đuổi, nuôi dưỡng và phát triển nó trở thành một dự án khổng lồ hiện thực hiển diện trước m.ắt tôi.

Đăng bởi Để lại phản hồi

KHÔNG PHẢI CỨ NỖ LỰC LÀ CÓ KẾT QUẢ, NỖ LỰC MÀ SAI CÁCH THÌ CŨNG VÔ DỤNG

1. Suy nghĩ quyết định hướng đi, quan niệm quyết định phương hướng, tính cách quyết định vận mệnh, lối sống quyết định sức khỏe của mỗi con người!

2. Chỉ loanh quanh trong nhà, thứ con người nhìn thấy mãi mãi chỉ có nhà mình. Bước chân ra ngoài, phóng tầm mắt ra xung quanh, thứ mà con người nhìn thấy mới là thế giới.

3. Điều quan trọng trong đời không phải là bạn từ đâu đến mà là bạn sẽ đến đâu. Khi bạn vùi đầu vào công việc, nhất định phải ngẩng đầu lên nhìn phương hướng mà mình đang đi. Đi sai hướng, nỗ lực bao nhiêu cũng bằng thừa.

4. Những thói quen cố hữu, những con đường đã quen thuộc, vĩnh viễn sẽ không tạo ra kỳ tích. Chỉ có thay đổi suy nghĩ, thay đổi thói quen và thay đổi lối sống, con người mới mở ra khả năng sáng tạo vô hạn.

5. Muốn thay đổi một sự việc, đầu tiên cần thay đổi bản thân. Chỉ có thay đổi bản thân, mới có thể hy vọng thay đổi thế giới.

Kẻ thù lớn nhất của con người không ai khác ngoài chính bản thân mình. Chỉ có chiến thắng bản thân, bạn mới có thể chiến thắng khó khăn!

Đăng bởi Để lại phản hồi

NẾU BẠN CHƯA TỪNG CỐ GẮNG THÌ KHÔNG CÓ QUYỀN BUỒN KHI THẤT BẠI

Ai cũng biết tập thể dục tốt cho sức khỏe nhưng không mấy ai kiên trì đến phòng tập mỗi ngày.

Ai cũng biết đọc sách giúp mở mang đầu óc nhưng không nhiều người sẵn sàng bỏ tiền ra mua hay đọc nó.

Ai cũng biết trải nghiệm là điều rất quan trọng trong cuộc sống nhưng chẳng mấy ai can đảm quăng mình vào cuộc sống mà lăn xả, mà dấn thân!

Rõ ràng, người ta mãi dậm chân tại chỗ, không phải vì không biết việc mình nên làm, mà vì không đủ nỗ lực, cố gắng để làm nó!

Nghịch lý này vẫn luôn tồn tại: “Những điều tôi biết là tốt nhưng tôi lại không làm, những điều tôi biết là xấu, là có hại cho bản thân nhưng tay chân tôi lại cứ làm nó!”

Tôi từng nghe không ít bạn than thở mình béo/mập/gầy quá nhưng chẳng bao giờ đi tập thể dục, lớp học chán quá nhưng chưa từng chuẩn bị bài hay giơ tay phát biểu, nhà cửa bề bộn nhưng lại chẳng buồn dọn, quần áo chén bát chất đống chật cả nhà cũng không buồn giặt rửa,… Và thêm 1 căn bệnh nữa là “chán quá, chẳng biết làm gì!” rồi ôm gối ngủ hay vật vờ đọc truyện, xem phim “sống qua ngày!”

Cuộc sống chẳng có gì tốt đẹp mà có sẵn và miễn phí cho bạn, tất cả đều phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, bằng cố gắng, kiên trì và nỗ lực không ngừng!

Hãy hỏi những giám đốc, chủ doanh nghiệp họ phải nếm mật nằm gai bao lâu để xây dựng nên cơ nghiệp?

Hãy hỏi những tỷ phú, triệu phú xem họ đã từng phải tích cóp từng đồng như thế nào?

Hãy hỏi các y, bác sĩ xem họ mất bao nhiêu năm học liên tục, bao nhiêu kì thực tập, bao nhiêu tháng trực đêm để được mọi người tin tưởng, công nhận?

Và hãy hỏi ngay chính cha mẹ bạn họ mất bao nhiêu năm để nuôi dưỡng chăm sóc, bao nhiêu gánh nặng nhọc nhằn, suy nghĩ trăn trở để có bạn ngày hôm nay?

Đừng than thở, trách móc hay đổ lỗi nếu như bạn chưa từng nỗ lực hay cố gắng

Đừng mong những thứ xung quanh thay đổi trước khi bạn thay đổi được chính bản thân mình!

Đăng bởi Để lại phản hồi

8 THÓI QUEN GIÚP BẠN THÔNG MINH HƠN MỖI NGÀY

1. Tìm kiếm sự mới lạ

Để tạo ra “nếp nhăn” mới và tăng cường trí não, điều quan trọng là bạn phải liên tục cập nhật cho não bộ những thông tin và kinh nghiệm mới của cuộc sống. Những thói quen này có vẻ vô ích nhưng về sau bạn sẽ nhận thấy bản thân mình hứng thú và linh hoạt hơn.

2. Ghé thăm những địa điểm mới

Cho dù bạn làm việc ở một quán cà phê mới, đi làm bằng một con đường khác hoặc thậm chí đi du lịch đến một thành phố khác đều tốt cho não bộ, nó tạo ra sự mới mẻ và thú vị, khiến bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn.

3. Không ngừng học tập, tiếp thu điều mới

Học tập giúp trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, làm tăng sự sáng tạo và trí tuệ, để chúng ta áp dụng được vào đời sống và xã hội.

4. Đọc sách

Việc đọc sẽ làm tế bào não hoạt động liên tục và giúp ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh mất trí nhớ khi chúng ta già đi. Bộ não cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể, khi càng luyện tập nhiều thì càng khoẻ mạnh và làm việc hiệu quả hơn.

5. Thử thách bản thân

Những thử thách mới và những hoạt động mới sẽ khiến bộ não của bạn có thêm sức mạnh có khả năng để vượt qua những tình huống khó khăn nhất.

6. Ít dùng các thiết bị công nghệ để não bộ được linh hoạt

Công nghệ đã đem lại nhiều sự tuyệt vời cho thế giới hiện đại ngày nay nhưng nó cũng hạn chế năng lực giải quyết vấn đề một cách thông minh, logic khi phải thích ứng với một môi trường mới hay khả năng giải quyết những vấn đề đơn giản. Chẳng hạn như giải một bài toán đại số mà không cần dùng máy tính bỏ túi. Hãy khiến cho não bộ tự làm việc, bạn sẽ thấy thú vị và hiệu quả hơn.

7. Vẽ

Khi vẽ, não sẽ hoạt động rất nhiều (ở cả hai bán cầu não )…Trong qua trình vẽ, trí tưởng tượng của bạn sẽ phá vỡ những khuôn mẫu cố định. Giúp tăng cường trí nhớ, thúc đẩy khả năng quan sát, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, tăng sự sáng tạo…

8. Học cách chơi một vài nhạc cụ

Chơi nhạc cụ cũng đem lại lợi ích không tưởng cho não bộ. Sự phối hợp giữa tay và mắt, trí nhớ, sự tập trung..

Đăng bởi Để lại phản hồi

TƯ DUY CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG LÀ…

Tiền không thu hút được tiền. Tiền thu hút kẻ trộm. Chính giá trị của bạn mới thu hút tiền. Bạn càng sớm tuân theo nguyên tắc này, bạn càng phát triển nhanh hơn trong cuộc sống.

Đau đớn thúc đẩy con người ta hành động gấp hai lần so với dễ chịu. Do đó, cơ hội làm giàu của bạn sẽ cao hơn gấp hai lần nếu bạn cung cấp các giải pháp giúp giảm bớt nỗi đau hơn là các giải pháp mang lại niềm vui.

Tâm lý duy nhất bạn cần biết để trở nên thành công hơn là con người thường lười biếng một cách vô vọng. Do đó, nếu bạn chuyển đổi tư duy của mình dù chỉ một chút để trở thành định hướng hành động, bạn sẽ vượt trội hơn những người khác trong bất cứ điều gì bạn làm.

Đừng ngủ quên khi bạn mới bắt đầu kinh doanh. Doanh nghiệp cần có một cuộc sống riêng trước khi nó có thể cất cánh và cho phép bạn nghỉ ngơi. Nếu bạn nghỉ ngơi trước khi công việc kinh doanh bắt đầu đi lên, công việc kinh doanh sẽ chết yểu, và cuối cùng bạn cũng sẽ chết về mặt tài chính.

Để thành công với tư cách là một doanh nhân, hãy cung cấp dịch vụ cho mọi người để họ cảm thấy thoải mái và khiến bạn không thoải mái. Điều này sẽ thúc đẩy họ chuyển tiền vào túi của bạn để giúp bạn có thể tận hưởng cuộc sống thoải mái trong tương lai.

Tiền chưa bao giờ là chất xúc tác cho thành công, mà là tác dụng của thành công. Hầu hết các doanh nghiệp thất bại vì họ đặt tiền lên hàng đầu thay vì khách hàng. Trên thực tế, các doanh nghiệp thành công cao chỉ nghĩ đến sự hài lòng của khách hàng khi giao dịch với khách hàng — không bao giờ nghĩ về tiền bạc.

Thất bại trong trường học không giống như thất bại trong cuộc sống. Hầu hết những người nổi trội trong lớp đều là những ứng viên tốt cho thị trường việc làm và những ứng viên tồi cho thế giới kinh doanh. Trong thế giới kinh doanh, thất bại là điều không thể tránh khỏi, vì bạn sẽ thử nhiều thứ mà không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp tục cố gắng và thất bại, một ngày bạn sẽ thử một cái gì đó sẽ hiệu quả.

Đăng bởi Để lại phản hồi

4 CÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ NHẤT

1. Kiểm soát hành vi tiêu tiền

Học cách chi tiêu tốt hơn nhờ vào việc kiểm soát hành vi tiêu tiền của bạn bằng cách chi ít hơn so với số tiền bạn kiếm được.

Hãy viết ra những khoản chi tiêu cố định trong tháng và cắt giảm những khoản chi không đáng có. Khi đi mua sắm, luôn liệt kê danh sách những thứ cần mua trước, việc làm này giúp việc quản lý tài chính cá nhân của bạn tốt hơn. Bạn chỉ có thể mua sắm trong phạm vi những món đồ mà mình đã lên kế hoạch, tránh việc phung phí tiền vào những thứ không cần thiết.

2. Sử dụng công cụ nhắc nhở chi tiêu

Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quản tiếp theo là sử dụng các công cụ quản lý chi tiêu sẽ hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu tài chính nhanh hơn. Khi biết rõ những nguồn chi tiêu của mình đi về đâu bạn có thể kiểm soát tốt hơn dòng tiền của mình.

3. Lập kế hoạch tài chính rõ ràng

Bước tiếp theo, hãy lập kế hoạch cách quản lý tài chính cá nhân. Bắt tay ngay vào việc viết mục tiêu và thiết lập mọi thứ, các bước thực hiện theo ngày, tuần, tháng.

Bạn cũng có thể phân chia chi tiêu của mình thành nhiều nhóm khác nhau để quản lý dễ dàng hơn: nhóm chi tiêu thiết yếu, nhóm tiết kiệm, nhóm chi tiêu cho giáo dục, nhóm tiền đầu tư, nhóm tiền phát sinh trong tháng.

Để lập ngân sách phù hợp, hãy theo dõi các khoản thu, chi của giai đoạn trước để cân đối trong giai đoạn tiếp theo.

4. Tích lũy và đầu tư thông minh

Đầu tư thông minh giúp bạn đến gần hơn với tự do tài chính cá nhân. Một trong những cách quản lý tài chính cá nhân tốt nhất đó là dùng số tiền tích lũy và đầu tư một cách đúng đắn. Việc lựa chọn được những phương thức đầu tư thông minh và an toàn sẽ giúp tiền của bạn sinh sôi nhanh chóng và có được cuộc sống chất lượng và hạnh phúc hơn. Hãy dành thời gian tìm hiểu và chọn cho mình kênh đầu tư tốt nhất. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu sắp xếp lại việc quản lý tài chính cá nhân.

Đăng bởi Để lại phản hồi

SAI LẦM CỦA NGƯỜI TRẺ LÀ CẬY CÒN NHIỀU THỜI GIAN

Người ta thường nói “Việc càng khó càng làm chúng ta ngại nghĩ về”.

Càng còn nhiều thời gian, chúng ta càng dễ dàng cho bản thân có quyền chần chừ. Chỉ khi nào “nước đến cổ” thì khi đó mới bắt đầu chịu bắt tay vào làm.

Về cơ bản, con người đều thích trạng thái an toàn – làm những công việc quen thuộc, không tốn sức lực và không có tính thử thách. Vì tại đấy, chúng ta sẽ không phải chịu áp lực từ những việc đòi hỏi sự thay đổi hay bứt phá, và cũng không phải đối mặt với nỗi sợ năng lực của mình bị đánh giá.

Chúng ta cần thời gian chờ có hứng để vừa kiếm tiền, vừa chiêm nghiệm. Nếu không đạt được càng sớm thì nhu cầu tại thời điểm đó cũng thay đổi, con người cũng thay đổi, mục tiêu cũng thay đổi. Vậy liệu những gì chúng ta làm còn có ý nghĩa? Hay 30 tuổi bắt đầu, 40 tuổi thất bại, 50 tuổi làm lại. 40-50-60 tuổi vẫn phải vất vả kiếm tiền khi người khác an nhàn hưởng già? Bao giờ mới thành công? Rồi đến khi đạt được, liệu những món ăn mình từng thích, nơi mình từng muốn đi, công việc mình từng muốn làm, người mình từng muốn chăm sóc,… có còn đó? Chờ chúng ta?

Sự khác biệt giữa người thành công và số còn lại là họ dám nghĩ và dám bắt tay vào làm mà không “trì hoãn” vì cậy còn nhiều thời gian. Vì vậy, đừng chần chừ.