5 GIỜ SÁNG – Là lúc đồng hồ báo thức reo, tôi bật dậy như một thói quen mà không hề cảm thấy do dự, mệt mỏi. Hôm nay công việc cũng dần ổn nên tranh thủ ngồi viết một bài chia sẽ đến các bạn cách dậy sớm và tạo lập thói quen dậy sớm.
Tôi tin rằng đây sẽ là bài viết chi tiết và hữu ích nhất mà bạn từng đọc được về cách dậy sớm. Qua bài viết này những câu hỏi mà bạn thường tìm kiếm câu trả lời sẽ được giải đáp như:
Cách dậy sớm mà không mệt?
Làm sao để tạo lập thói quen dậy sớm?
Dậy sớm để làm gì?
Phương pháp dậy sớm hiệu quả nhất là gì?…
Lợi ích của việc dậy sớm là gì?Nói đến đây, tôi lại nhớ đến người bạn thân của mình. Hắn là người đã giúp tôi tạo lập thói quen dậy sớm như ngày nay. Mỗi lần cả nhóm đi chơi, đi du lịch thì hắn là người dậy từ rất sớm có lúc 4h30 – 5h sáng. Tôi hỏi: “Mày dậy làm gì mà sớm vậy?”Hắn đáp: “Chỉ để thấy ngày dài hơn thôi!”
Đúng vậy, câu trả lời ngắn gọn, nhưng lại rất chính xác về lợi ích của việc dậy sớm. Thấy ngày dài hơn – dậy để quan sát thế giới xung quanh, dậy để trải nghiệm và thêm yêu cuộc sống. Thức khuya không làm bạn cảm thấy ngày dài hơn nhưng dậy sớm thì có đấy.
Hướng dẫn cách dậy sớm hiệu quả
Đầu tiên, bạn phải hiểu rằng, dậy sớm là cả một quá trình chứ không phải là những mẹo nhỏ riêng lẻ. Vì vậy để dậy sớm hiệu quả tôi kiến nghị bạn nên thực hiện đủ các bước dưới đây.
1. Loại bỏ suy nghĩ sai lệch
Đầu tiên bạn phải loại bỏ những suy nghĩ như: “Thức khuya dậy sớm không mệt”, “Ngủ 2 tiếng mà không mệt”… Chính những suy nghĩ này đang làm bạn cố gắng tìm kiếm một cái gì đó siêu nhiên và viễn vong.Trên mạng có rất nhiều video, bài viết với tiêu đề như: “Ngủ ít mà không mệt?”– “Em ơi đừng tin nó lừa đấy” – Just for fun :))
Chỉ có siêu nhân hay những người đột biến mới không mệt. Những bài viết như thế chỉ mang tính chất câu view không hề có hiệu quả. Ngoài ra nếu bạn muốn “GIẾT” bản thân bằng những lần thức khuya 1-2h sáng chỉ để xem phim, đọc truyện, chơi game… thì có thể tin những bài viết với tiêu đề trên.
2. Thay đổi tâm lý
Đừng nghĩ dậy sớm để làm việc. Hãy nghĩ dậy sớm để thành công. Đừng nghĩ dậy sớm để học tập. Hãy nghĩ dậy sớm để làm được những việc mình yêu thích.
Bạn có phải là người yêu công việc và thích học tập? Nếu không thì tại sao bạn lại nghĩ nó như một phần thưởng, một kết quả cho việc thức dậy sớm của bạn? Hãy nghỉ bạn dậy sớm để làm những việc mình yêu thích như nghe một bản nhạc yêu thích, ngắm bình minh…
3. Chuẩn bị cho một giấc ngủ sâu
Nhiều người nghĩ rằng: dậy sớm thì liên quan gì đến chuẩn bị trước khi ngủ? Một suy nghĩ sai lầm. Việc bạn có thể dậy sớm hay không phụ thuộc vào giấc ngủ đó có đủ sâu không? Nếu bạn ngủ sâu, chứng tỏ bạn đang có một giấc ngủ hiệu quả. Khi dậy sớm sẽ không bị mệt mỏi và ủ rũ. Dưới đây là những việc giúp bạn chuẩn bị một giấc ngủ sâu. Học một kiến thức mới mỗi ngày: Dù là gì hãy học một kiến thức mới ví dụ như Biên lợi nhuận là gì? Tiếng anh của biên lợi nhuận là Profit Margin… Sau đó trước khi chìm vào giấc ngủ hãy nhớ về nó, sau khi thức dậy hãy dành ra một phút để nhớ lại. Điều này sẽ giúp não bộ bạn hoạt động trở lại sau một đêm dài ngủ say. Ngoài ra khi học được một điều mới bạn sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, từ đó giúp ngủ sâu hơn.
Không uống cafe sau 8h tối.
Không sử dụng điện thoại trước khi ngủ 20p: Bạn có biết rằng ánh sáng xanh từ điện thoại có thể ảnh hưởng đến não bộ và làm bạn khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc? Điều này đã được khoa học chứng minh. Có phải mỗi lần bạn sử dụng điện thoại, chơi game rồi đi ngủ, khi thực dậy đều cảm giác mệt mỏi?Không ăn bất kì thứ gì trước khi ngủ…
4. Hiểu về chu kỳ của giấc ngủ
– Chọn giờ ngủ và giờ thức dậy sao cho đúngGiấc ngủ bao gồm nhiều chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài 90 phút. Trong thời gian đó chúng ta trải qua 5 giai đoạn:
Ru ngủ -> Ngủ nông -> Ngủ sâu -> Ngủ rất sâu -> Ngủ mơ. Trung bình mỗi người cần 15p để rơi vào trạng thái ru ngủ. Khi bạn thức dậy vào giai đoạn 3 và 4 thì cơ thể sẽ rất mệt mỏi, uể oải và đau đầu. Chính vì vậy việc lựa chon thời gian thức giấc rất quan trọng.
Một giấc ngủ lý tưởng là giấc ngủ có 4 chu kỳ tức là 6 tiếng đồng hồ và thức dậy và giữa giai đoạn 1 và 5 sẽ giúp bạn có một tinh thần sảng khoái nhất.Vì tôi làm việc tự do, có khá nhiều việc phải làm nên lựa chọn giấc ngủ có 3 chu kỳ là phù hợp: 12h tối bắt đầu ngủ + (15p đến 30p tùy người) + 3 x 90p = 4h45p đến 5h sáng thức dậy
5. Sử dụng ứng dụng báo thức Alarmy.
Nói về ứng dụng báo thức thì tôi có đề cập đến trước đó trong bài viết Những ứng dụng di động hữu ích giúp phát triển bản thân.
Vâng đó chính là Alarmy – một ứng dụng báo thức bằng cách:Chụp một tấm ảnhLắc điện thoạiGiải một bài toánQuét mã QRTôi kiến nghị bạn nên lựa chọn hình thức giải một bài toán – Bởi cơ thể bạn được điều khiển bởi não bộ, chỉ khi não bộ của bạn đã thức giấc mới giúp bạn điều khiển cơ thể và thức dậy không mệt mõi. Tin tôi đi với cách báo thức bằng một bài toán chỉ trong vòng 5 ngày thôi não bộ của bạn sẽ quen với việc thức dậy đúng giờ.
6. Làm gì sau khi thức dậy?
Tất nhiên là đánh răng, rửa mặt rồi. Hỏi thừa! :))À thế sau đó thì sao?
Hãy mở toang cửa, bước ra bên ngoài và hít thở không khí trong lành của buổi sáng. Đây chính là cách cung cấp oxy cho bộ não của bạn tỉnh táo sau khi thức dậy. Đừng vội vàng ngồi vào bàn làm việc hay học tập nhé nếu không khả năng rất cao bạn sẽ lại đi ngủ tiếp đấy.
Uống nước và tập nhẹ một bài thể dục trong 5 – 10p Không đọc sách trong vòng 30p sau khi thức dậy. Có một sự thật mà ai cũng biết rằng đọc sách rất dễ gây buồn ngủ.