Bút chì chính là một trong những đại diện cho “SỨC MẠNH CỦA SỰ ĐƠN GIẢN”
Bút chì hiện đại xuất hiện vào năm 1795, là một phát minh của Nicholas-Jacques Conte, (hình ảnh kèm) một nhà khoa học phục vụ trong quân đội của Napoleon Bonaparte.
Nguyên liệu cấu thành nên cây bút chì chính là carbon tinh khiết mà chúng ta gọi là graphite
Thực tế, ruột bút chì là một loại hình thù của carbon, mà ta hay gọi là than chì.
Than chì được người dân Dorowdale (Anh) phát hiện năm 1564 dưới một gốc cây đổ. Từ đó, người ta dùng than chì để đánh dấu và viết.
Tùy vào tỉ lệ giữa than chì và đất sét, ta sẽ có các loại ruột bút chì có độ cứng khác.
Quá trình sản xuất một cây bút chì bắt đầu bằng việc nung một hỗn hợp của nước, đất sét và than chì trong lò có nhiệt độ gần 1.100 độ C trước khi bọc chúng trong một lớp gỗ bao quanh.
Hình dạng của lớp gỗ này có thể là hình vuông, đa giác hoặc hình tròn, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bút chì, thí dụ như thợ mộc không bao giờ sử dụng bút chì tròn vì chúng dễ lăn khỏi bàn làm việc.
Độ cứng hay mềm của bút chì cuối cùng chỉ có thể được xác định bằng cách điều chỉnh các phân số tương đối của đất sét và than chì trong hỗn hợp mang nung. Các nhà sản xuất bút chì quảng cáo rằng có 20 loại bút chì, từ loại mềm mại nhất, 9B đến loại cứng nhất, 9H, trong đó, H có nghĩa là cứng (hard) và B có nghĩa là màu đen(black)
Thân bút được làm bằng gỗ. Song theo các nhà sản xuất, không phải loại gỗ nào cũng được sử dụng vì nếu chọn gỗ từ thân cây mềm, bút chì sẽ rất dễ gãy. Còn nếu chọn gỗ quá cứng, người dùng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc gọt bút.
Hai loại gỗ dung hòa được các yếu tố trên là gỗ cây tuyết tùng và cây bách xù. Nếu muốn thân bút có mùi thơm đặc biệt (không có sự can thiệp của các hóa chất tạo mùi), nhà sản xuất còn sử dụng gỗ thông nữa đấy!
Người đầu tiên nghĩ ra cách cho ruột chì vào thanh gỗ rỗng là một thợ mộc người Ý. Sau này, người Anh tìm ra phương pháp sản xuất bút chì theo lối công nghiệp.
Trước tiên, người ta sẽ rạch các rãnh nhỏ trên bề mặt tấm gỗ, đặt ruột chì vừa khít với những rãnh đó, rồi đặt tiếp lên trên một tấm gỗ đã phết hồ bên trong rồi ép chặt. Sau khi hồ khô, người ta cắt phiến gỗ có ruột chì bên trong ra, tạo thành các cây bút chì. Phương pháp này gọi là “Bánh sandwich bút chì” vẫn được áp dụng rộng rãi ngày nay. (Xem trong Hình ảnh mô tả toàn bộ quá trình sản xuất bút chì).
Nhà máy sản xuất bút chì đầu tiên trên thế giới nằm tại Nuremberg, Đức. Với bề dày truyền thống trong việc sản xuất bút chì, ngày nay, bút chì Đức vẫn là một trong những loại bút chì uy tín nhất thế giới.
Mỗi năm, hơn 14 tỉ cây bút chì được sản xuất trên thế giới. Số bút này đủ để xếp vòng quanh trái đất 62 lần.
Một chiếc bút chì bình thường có thể vẽ được một đường thẳng dài 113km.
Mãi đến 100 năm trước đây, bút chì mới có đầu tẩy. Người ta quan niệm rằng, đầu tẩy sẽ khiến học sinh hay mắc lỗi hơn.
Kim cương và than chì cùng cấu tạo từ nguyên tố cacbon nhưng chúng lại ở hai thái cực khác nhau về độ cứng, kim cương cứng nhất trong tự nhiên còn than chì có thể bị bẻ gãy dù chỉ bằng bàn tay trẻ nhỏ???
Câu trả lời : kim cương và than chì là hai dạng thù hình của cùng một nguyên tố (Cacbon) và sự khác biệt về tính chất là kết quả của sự sắp xếp cấu trúc tinh thể của chúng.
Các bé hãy học môn hoá học và vật lý thật giỏi để biến than chì thành kim cương nhờ vào việc thay đổi cấu trúc sắp xếp các nguyên tử Cacbon nhé!!
Trúc Thư