Đăng bởi Để lại phản hồi

CHUYÊN MỤC: SƯU TẦM TRÍCH DẪN HAY (P2)

  1. Lúc này đây cuộc sống của bạn có thể diễn ra không được êm ả, nhưng miễn là bạn vẫn còn sống, vẫn tiếp tục hướng lên phía trước, thì bất cứ điều gì cũng trở thành có thể. Hãy luôn hy vọng bạn nhé!

Trích – Sống cho điều ý nghĩa hơn

2. Điều thú vị nhất của cuộc đời chính là nó không có kịch bản, không diễn tập, cũng không thể làm lại. Giá trị lớn nhất của cuộc đời chính là việc chúng ta sống thật với cái tôi của bản thân và sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm.

Trích – 999 lá thư gửi cho chính mình

3. Khi bạn tin rằng mình đang làm đúng, bạn sẽ có một niềm tin mãnh liệt nơi bản thân. Niềm tin này không cần phải nói hay bộc lộ ra bên ngoài cho người khác thấy nó chỉ đơn giản biểu hiện trong ánh mắt hay một thái độ rất vững vàng của bạn

Chat Master | Anastar.vn

4. Hạnh phúc thật ra rất đơn giản, chỉ cần “ba không”, “ba hơn” là đủ rồi: Không xu nịnh, không oán hận, không ghen tỵ. Bao dung nhiều hơn, thấu hiểu nhiều hơn, nỗ lực nhiều hơn.”

Weibo/ Tửu Tửu

5. Một ngày bạn sống thế nào, cả đời bạn sẽ như thế. Ngày mai mình sẽ bắt đầu đọc sách, bắt đầu học, bắt đầu dậy sớm đi làm. Những việc lên kế hoạch cho ngày mai, cả đời này khó mà thực hiện được, chi bằng bây giờ bắt tay vào làm ngay!

Trích – Giới hạn của bạn chỉ là xuất phát điểm của tôi

6. Cuộc sống là muôn vạn những chữ Ngờ, chúng ta không học được chữ Ngờ, càng không thể đoán biết trước được nó sẽ đến lúc nào. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể học cách đón nhận nó, một cách tích cực và thanh thản nhất có thể.

Trích – Sẽ có cách, đừng lo

7. Một thành viên đã từng hỏi mình vấn đề này.Đây là sự khác biệt về bản chất cốt lõi của giáo dục con trẻ, sự khác biệt này đẩy những đứa trẻ đến những số phận và khả năng nhận thức khác nhau. Hãy dạy chúng trở nên giàu tình thương và lòng hào hiệp. Bởi chúng sẽ tìm được ý nghĩa của hạnh phúc và bởi thế giới tương lai gần sẽ có đủ thứ thảm họa tăm tối, rất cần bọn con nít nhân ái lớn lên xây dựng lại trái đất này.

Cre: Tôi là Rác – I am Rubbish

8. Cuộc sống vốn bất biến, quan trọng là bạn phải thay đổi, có như vậy bạn mới nhìn thấy thế giới muôn màu. Mở cửa trái tim, suy nghĩ thoáng hơn, dang rộng vòng tay, bạn sẽ thấy được đất trời bao la rộng lớn.

Trích – Giới hạn của bạn chỉ là xuất phát điểm của tôi

9. Con đường bạn đi do chính bạn chọn. ” Bạn không nên quyết định hai lần cho một vấn đề. Hãy dành đủ thời gian và suy nghĩ để ra quyết định đúng đắn ngay lần đầu tiên để bạn không phải quay lại vấn đề một cách không cần thiết. Nếu bạn quá mong muốn xem xét lại các quyết định, bạn không chỉ làm ảnh hưởng đến quy trình công việc của bạn mà còn làm ảnh hưởng đến những tâm thế, động lực mà bạn đã có được của lần ra quyết định đầu tiền.”

Bill Gates

10. Cuộc sống là một món quà vô giá, nhưng món quà ấy lại rất mong manh… bạn không biết khi nào mình sẽ ra đi, có thể ngày mai, ngày kia cũng có thể là một phút sau. Vậy bạn phải sống sao cho xứng đáng với món quà ấy.

Ba người thầy vĩ đại

Đăng bởi Để lại phản hồi

CHUYÊN MỤC: SƯU TẦM TRÍCH DẪN HAY (P1)

  1. “Đừng theo đuổi một con ngựa, hãy dùng thời gian đuổi theo nó để trồng cỏ, đợi tới mùa xuân, ắt sẽ có cả đàn ngựa béo cho ta lựa chọn. Đừng cố làm thân với mọi người, hãy dùng thời gian ấy để trau dồi năng lực của mình, tới khi thời cơ chín muồi, ắt sẽ có vô số bạn bè đồng hành cùng ta.

Bởi vậy, nâng cao năng lực bản thân luôn tuyệt vời hơn là dựa dẫm vào người khác: Gieo hạt ngô đồng, ắt có Phượng hoàng tới thăm; nếu hoa nở rộ, ắt có bướm ong tìm đến.”

Bạn đắt giá bao nhiêu? – Vãn Tình

2. Cách bạn thực hiện những việc nhỏ bé sẽ tiết lộ rất nhiều về cách bạn thực hiện những việc lớn lao. Tự đặt mình vào sự tầm thường với những mục tiêu vụn vặt sẽ khiến bạn cũng trở nên tầm thường trong những chuyện lớn lao.
Trích: “Đời ngắn đừng ngủ dài”.

3. Cố gắng xác định bản ngã đích thực bên trong mình sẽ đưa bạn đến với những việc bạn cần làm cũng như những bài học bạn cần học hỏi. Khi bản thể bên trong và bên ngoài chúng ta hòa làm một, chúng ta sẽ chẳng cần phải che giấu, sợ hãi hay tự bảo vệ mình nữa. Thay vào đó, chúng ta chỉ việc nhìn nhận chính mình như một thứ gì đó vượt lên mọi hoàn cảnh mà thôi.

Trích sách Bài học cuộc sống

4. Dáng vẻ đẹp nhất chính là khi bình tĩnh, điềm nhiên tiếp nhận mọi khuyết điểm của bản thân, không còn vì người khác sống tốt hơn mà lo lắng, ngay cả khi không ai nhìn, vẫn có thể duy trì được nhịp sống riêng.

Trích – Dám mơ lớn đừng hoài phí tuổi trẻ – Lư Tư Hạo

5. Học tập không phải là một nhiệm vụ hay một vấn đề khó giải quyết – nó là cách để sống trong thế giới. Con người học tập khi theo đuổi các mục tiêu và kế hoạch có ý nghĩa cho chính mình.

Sidney Jourard)

6. Tận mắt chứng kiến những người đang phải chiến đấu với bệnh tật sẽ giúp chúng ta hiểu ra một điều rằng để biết được ta là ai thì bản thân cần phải trút bỏ hết những gì không thực là mình đã. Khi nhìn những người đang hấp hối, chúng ta sẽ chẳng còn bận tâm tới những lầm lỗi, thiếu sót mà trước đó chúng ta chăm chăm để ý nữa. Lúc này đây, chúng ta chỉ nhìn thấy chính họ mà thôi, bởi vì vào những phút giây cuối cùng của cuộc đời, họ bỗng trở nên chân thật hơn, trung thực hơn và là chính mình hơn – hệt như những đứa trẻ.

Trích sách Bài học cuộc sống

Cre: Shinebooks – Sống Thật

7. Cuộc sống là muôn vạn những chữ Ngờ, chúng ta không học được chữ Ngờ, càng không thể đoán biết trước được nó sẽ đến lúc nào. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể học cách đón nhận nó, một cách tích cực và thanh thản nhất có thể.

Trích – Sẽ có cách, đừng lo

8. Sống tốt là cách duy nhất để khép lại quá khứ, không phải để khiến ai hối hận hay tiếc nuối. Đơn giản chỉ là để bản thân tự nhận ra rằng: Nếu cuộc sống cũ thật sự đáng để tiếc nuối thì cuộc sống mới đã không tốt đẹp đến nhường này.

Trích – Cứ bình tĩnh

9. Khi bạn ý thức được rằng, nỗ lực làm việc sẽ cho ra kết quả, cuộc sống của bạn khi ấy sẽ có thay đổi, bạn sẽ không còn là bạn của trước kia nữa.

Steve Jobs

10. Hành trình của chúng ta trong cuộc sống có rất nhiều điểm giống nhau như việc chèo lái, định hướng một con thuyền trên biển cả sóng gió. Trong cuộc hành trình đó, mỗi người chúng ta đều được quyền phán đoán và có những lựa chọn khác nhau, hoặc an phận, đi theo con đường dễ dàng, hoặc dũng cảm, dấn thân đi qua vùng bão tố. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi người đều có thể lựa chọn cuộc sống cho chính mình mà không phải phụ thuộc vào bất cứ ai, vào bất cứ điều gì và hoàn cảnh nào. Điều quan trọng nhất mà chúng ta cần có là đưa ra những quyết định đúng đắn, sáng suốt để có thể thành công trên con đường của chính mình, hướng tới những ý nghãi và giá trị đích thực của cuộc sống.

Trích – Biển cả và những giá trị cuộc sống.

Đăng bởi Để lại phản hồi

4 CÁI LƯỜI CÓ THỂ HỦY HOẠI CUỘC ĐỜI BẠN

1. LƯỜI ĐỌC SÁCH

Sách là kho tàng trí tuệ đã được đút kết qua thời gian và sự phát triển của nhân loại. Việc đọc sách được xem là đứng lên vai người khổng lồ, giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống. Tuy nhiên đa phần chúng ta, đặc biệt là giới trẻ thường sẽ dành phần lớn thời gian việc lướt các thông tin vô bổ mạng xã hội, tham gia các cuộc vui chơi, các buổi tiệc, giải trí,…không lành mạnh.

Việc lười đọc sách sẽ kiến chúng ta trở nên kém hiểu biết, phạm phải những sai lầm không đáng có và đánh mất đi các cơ hội mà không phải lúc nào cũng có được. Hãy nhận thức rõ vấn đề này, lên cho mình một kế hoạch đọc sách rõ ràng để có thể tiếp thu những tinh hoa nhân loại, phát triển bản thân và doanh nghiệp lên một tầm cao mới.

2. LƯỜI TƯ DUY

Hầu hết chúng ta đều gặp các vấn đề liên quan đến cuộc sống, học tập và kinh doanh. Nhưng đa phần mọi người thay vì suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết, chúng ta thường có xu hướng tìm kiếm thông tin trên mạng hoặc hỏi ai đó và sao chép, làm theo. Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh lười tư duy. Các nguồn thông tin có thể là những nguồn tham khảo vô cùng quý báo, tuy nhiên đòi hỏi sự chính xác. Việc tìm kiếm sai nguồn thông tin hay lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Lười tư duy sẽ sẽ dần khiến chúng ta bị phụ thuộc, thiếu đi sự sáng tạo, trở thành bản sao và dần đánh mất đi giá trị của mình. Hãy chủ động suy nghĩ, tìm ra cách giải quyết của bản thân để hiểu rõ về chính mình và công việc mình đang làm thay vì bắt chước, làm theo một cách máy móc. Thành công và hệ giá trị của bạn là do cách mà bạn tư duy.

3. LƯỜI HÀNH ĐỘNG

Bạn có thể vẽ ra một kế hoạch hoàn hảo cho bản thân và cho doanh nghiệp. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ thật sự lao mình vào để va chạm, làm việc chăm chỉ, cật lực để hoàn thành kế hoạch đó thì mãi mãi điều đó vẫn chỉ là mơ ước.

Có bao giờ bạn đã tự hỏi: “Bạn đã thật sự cố gắng?”. Chuyện trì hoãn từ ngày này qua ngày khác hay việc bạn có hàng ngàn “Ngày mai” sẽ mãi không thể đưa bạn đến được đích. Hãy bắt tay vào làm ngay lúc này những việc bạn cần phải làm. Hãy chủ động tham gia các khóa học đào tạo, xây dựng kỹ năng làm việc, thúc đẩy hành động để có thể giúp bạn đạt những điều bạn mong muốn.

4. LƯỜI GIAO TIẾP

Không thể phủ nhận rằng việc “Đi một mình” có thể sẽ giúp bạn đi nhanh hơn trên con đường hướng đến mục tiêu. Tuy nhiên, trong thời buổi siêu cạnh tranh đòi hỏi sự hợp tác thì yêu cầu về giao tiếp là một vấn đề thiết yếu.

Việc lười giao tiếp hay tự mãn về bản thân sẽ làm ta đánh mất đi các cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ mọi người và dần khiến chúng ta bị cô lập. Điều này dẫn đến việc đánh mất đi các mối quan hệ tốt đẹp, khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn lực, đội cộng sự để đạt được các mục tiêu dài hạn. Hãy chủ động học hỏi, rèn luyện khả năng giao tiếp của bản thân, từng bước xây dựng các mối quan hệ tích cực để đạt được những điều bạn mong muốn.

– ST-

Đăng bởi Để lại phản hồi

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG LẮNG NGHE TRONG GIAO TIẾP?

Lợi ích của việc lắng nghe:

Tưởng chừng kỹ năng này rất dễ để học tập thế nhưng không phải ai cũng khéo léo trong lắng nghe và lấy được thiện cảm từ đối phương. Nếu muốn thông thạo kỹ năng này bạn cần phải học tập và tiếp thu nó mỗi ngày.

Lắng nghe sẽ giúp cho bạn có thể tập trung vào cuộc hội thoại và nâng cao các kỹ năng cần có trong giao tiếp.

Lắng nghe giúp bạn thu thập đúng và đầy đủ thông tin từ đối phương, nhờ đó những ý kiến bạn đưa ra sẽ phù hợp với việc thương lượng cũng như cách thức giải quyết vấn đề.

Lắng nghe thể hiện bạn là một người lịch sự, luôn tôn trọng mọi người xung quanh. Mọi người sẽ có thiện cảm với bạn, từ đó việc giải quyết vấn đề cũng trở nên suôn sẻ hơn.

Những cách để nâng cao kỹ năng lắng nghe:

1. Không chen ngang lời người khác

Khi đối phương chưa nói hết ý kiến chúng ta nên giữ im lặng và lắng nghe, nếu bạn có ý kiến gì thì hãy đợi người khác nói hết tránh tạo nên sự khó chịu trong giao tiếp. Điều này sẽ khiến cho người nói cảm thấy họ không được tôn trọng và sẽ chẳng muốn chia sẻ.

2. Không áp đặt lên người khác

Đây là một nguyên tắc bạn nhất định phải biết, bởi vì chẳng ai muốn làm việc với một người bảo thủ không lắng nghe ý kiến của người khác mà thích đi áp đặt lên họ. Hãy cởi mở với các ý kiến mà mọi người đưa ra, bạn hoàn toàn có thể đưa ra ý kiến cá nhân của mình.

3. Đặt câu hỏi đúng cách

Khi bạn đặt câu hỏi đúng thì đối phương sẽ cảm nhận được mức độ quan tâm của bạn trong cuộc hội thoại này. Hãy đặt ra những câu hỏi thể hiện sự tán đồng hoặc thể hiện sự ngạc nhiên hay thắc mắc về một vấn gì đó để họ biết bạn đang chăm chú lắng nghe. Khi nắm rõ được cách đặt câu hỏibạn sẽ ghi điểm rất lớn trong mắt đối phương.

4. Nêu lên ý kiến của bạn

Lắng nghe không có nghĩa là cả một buổi trò chuyện bạn sẽ im lặng từ đầu đến cuối như vậy đối phương sẽ cảm thấy họ không được tôn trọng. Thế nên sau khi chăm chú lắng nghe hãy nêu lên ý kiến của bạn về sự việc đó.

Nguồn: sachhay24h.com

Đăng bởi Để lại phản hồi

CUỘC ĐỜI SẼ KHÁC NẾU…

1. Có thể chịu được nỗi khổ mà người khác không thể chịu, nhịn cơn giận mà người khác không thể nhịn, làm được việc người khác không thể làm, bạn sẽ được hưởng thụ tất cả những thứ người khác không được hưởng thụ.

2. “Đừng cầu xin một cuộc sống dễ dàng, hãy cầu xin có đủ sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn.” Cá xuôi dòng là cá chết, cá sống ngược dòng mà bơi. Đừng ngại khó khăn, tất cả chỉ là thử thách để tôi luyện trở nên mạnh mẽ hơn.

3. Đừng quá để tâm những gì người khác nói, hãy nhìn vào những gì họ làm.

4. Trước khi phán xét một ai, hãy đặt mình vào vị trí của họ. Đi đôi giày của họ, làm cùng một công việc và ở trong chính căn nhà của họ. Hoàn cảnh sống khác một chút, đã dẫn đến khác biệt to lớn.

5. Cuộc sống bình yên cũng tốt, nhưng khi còn trẻ cuộc sống là cố gắng là nỗ lực không ngừng. Sau này nhìn lại, bạn biết rằng bản thân đã đủ mạnh mẽ sau những lần suýt bị cuộc sống này nhấn chìm… chính là bình yên.

6. Mọi người dễ dàng trò chuyện vui vẻ, hợp tác kinh doanh với một kẻ “tiểu nhân” có vẻ ngoài hào nhoáng hơn là một người “ăn mày” với tấm lòng trung thực. Vì vậy, vẻ ngoài rất quan trọng.

7. “Tưới cây cần tưới vào rễ, kết giao người phải xét chân tâm.” Đừng để ấn tượng đầu tiên đánh lừa, đừng vội vàng kết thân chỉ lần đầu gặp gỡ.

8. “Buồn” thực ra cũng chỉ là một thứ cảm xúc. “Lo lắng” cũng vậy, đừng cầm ô lúc trời nắng vì sợ cơn mưa.

9. Không ai biết tương lai bạn ra sao, sẽ trở thành người như thế nào? Con đường là do bạn chọn; không ai có thể nói bạn sai hay đúng.

10. Cuối cùng, đừng so sánh với bất kỳ ai. Bởi bạn đang so sánh cái bên trong của mình với cái hào nhoáng bên ngoài của người khác. Đâu ai biết bên trong họ là những gì?

-Sống đẹp-

Đăng bởi Để lại phản hồi

CÂU CHUYỆN NGẮN: CHUYỆN XÂY CẦU BROOKLYN

“Không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ được đầu hàng” – Winston Churchill

Cầu Brooklyn bắc ngang con sông nằm giữa hai thành phố Manhattan và Brooklyn phải nói là phép lạ của ngành xây dựng.

Vào năm 1883, một kỹ sư giàu óc sáng tạo tên là John Roebling, lòng đầy hứng khởi khi nảy ra ý kiến xây một cây cầu thật ngoạn mục bắc ngang hai thành phố này.

Tuy nhiên, khi nghe ông trình bày ý tưởng táo bạo đó không một chuyên gia về cầu đường nào chịu hợp tác với ông. Họ cho rằng ông điên và bảo ông hãy quên điều đó đi vì không thể nào làm được cây cầu như vậy.

Không nản lòng, ông về nhà thuyết phục con trai mình là Washington cũng là một kỹ sư đầy tiềm năng, rằng có thể xây được cây cầu như vậy. Cả hai cha con cùng ấp ủ ý muốn hoàn thành cây cầu và bàn luận về cách vượt qua mọi trở ngại.

Dẫu sao, các ngân hàng cũng tin họ và đồng ý bỏ tiền ra cho dự án xây cầu. Hết sức phấn khích và nhiệt thành, họ tuyển nhân công và bắt đầu xây cây cầu trong mơ của mình.

Dự án tiến hành được vài tháng thì tai họa ập đến. Một tai nạn ngay tại công trường đã cướp đi chính sinh mạng ông John Roebling và con trai ông bị thương nặng ở đầu.

Washington sau tai nạn ấy đã không thể đi đứng và nói được. Ai cũng nghĩ là dự án cuối cùng sẽ tàn thành mây khói vì chỉ có cha con Roebling là những người duy nhất hiểu được cách xây chiếc cầu này.

Mặc dầu không thể đi lại và nói chuyện, đầu óc Washington Roebling vẫn còn rất tinh anh. Một hôm, đang nằm trong bệnh viện, trong đầu ông chợt nghĩ ra cách “nói chuyện” với người khác.

Vận động duy nhất của cơ thể ông hiện thời là nhúc nhích một ngón tay và ông nghĩ ra một bộ mã truyền tin. Với bộ mã này, ông dùng ngón tay còn chuyển động được gõ ra ý nghĩ của mình vào tay vợ mình để thông tin với vợ những gì cần nói với các kỹ sư vẫn đang tiếp tục xây dựng cây cầu.

Trong suốt 13 năm, Washington đã ra lệnh bằng ngón tay duy nhất còn chuyển động của mình cho đến khi hoàn thành cây cầu Brooklyn kỳ vĩ mà chúng ta nhìn thấy ngày hôm nay.

“Bạn sẽ khám phá ra chính mình một bậc cao hơn sau mỗi lần vượt qua nghịch cảnh” – Thomas Edison.

Đăng bởi Để lại phản hồi

6 ĐẶC ĐIỂM MÀ NGƯỜI TÀI GIỎI NÀO CŨNG SỞ HỮU, NHANH NHANH HỌC HỌC “LỎM” ĐƯỢC THÌ SỚM MUỘN GÌ CŨNG THÀNH CÔNG.

Người thông minh, tài giỏi phải là người biết đưa ra quyết định khôn ngoan và quyết định khôn ngoan nhất mà bạn có thể đưa ra trong đời này chính là học hỏi 6 đặc điểm mà người tài giỏi nào cũng sở hữu.

Tài giỏi và thành công là điều mà ai cũng mong muốn nhưng để định nghĩa hay đạt được chúng thì thật sự không đơn giản. Bởi không có gì dễ dàng đạt được chỉ sau một đêm, nhưng xây dựng những thói quen, tính cách tích cực mỗi ngày sẽ giúp bạn có thể chạm tới đỉnh thành công nhanh hơn.

Chính vì thế, hãy bắt đầu học tập 6 đặc điểm được coi là “bất ly thân” của những người tài giỏi để thay đổi chính mình và thay đổi tiền đồ tương lai.

1. Thường xuyên nói “Không”

Theo nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi, mọi thành công đều cần có sự tập trung cao độ. Vì vậy, người thành đạt luôn biết cách nói “Không” với những phiền nhiễu gây ảnh hưởng tới sự nghiệp của họ. Bạn sẽ thấy rất hiếm khi những người này đi chơi, mua sắm hay tán gẫu với bạn bè hàng tối ngoài quán bar…

Ông Csikszentmihalyi cũng từng kể lại, trong quá trình viết cuốn sách “Creativity”, ông đã tìm tới rất nhiều người nổi tiếng và thành đạt với mong muốn đưa họ vào cuốn sách của mình. Tuy nhiên, phần lớn họ đều từ chối vì bận bịu với những dự án của riêng bản thân.

Chính tỷ phú nổi tiếng Warren Buffett cũng từng nói: “Sự khác biệt giữa những người thành công và những người rất thành công là những người rất thành công nói “không” với gần như tất cả mọi thứ!”.

2. Lạc quan

Sự lạc quan có liên quan rất nhiều đến cách bạn nhìn nhận thế giới.

Đối với những người tài giỏi và thành công, sự lạc quan đến một cách tự nhiên. Họ tập trung vào những gì tốt và hành động với tinh thần vui vẻ. Lạc quan dẫn đến một tư duy tốt hơn mà mọi người cần để hoàn thành mục tiêu của mình.

Nếu bạn luôn bi quan, thì bạn sẽ hạn chế bản thân đạt được mọi thứ có thể. Chỉ cần bạn có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống và mọi thứ, bạn sẽ đạt được bất cứ điều gì.

3. Học hỏi suốt đời

Người tài giỏi không chấp nhận việc để bản thân “giậm chân tại chỗ” – tôi của ngày hôm qua và tôi của ngày hôm nay tuyệt đối không được phép là 2 cá thể giống nhau. Thay vào đó, họ không ngừng nỗ lực trong việc phát triển bản thân, cải thiện công việc, các mối quan hệ cũng như kiến thức, tư duy và cả tinh thần. Thế nên, họ đều nắm bắt được những gì đang diễn ra với thành phố, đất nước và thế giới xung quanh mình cũng như cách mà chúng vận hành. Một ví dụ điển hình cho việc học hỏi suốt đời là việc nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett được tiết lộ đọc khoảng 500 trang sách mỗi ngày.

4. Kiên trì đến lì lợm

Thông minh và sáng tạo là hai yếu tố tạo nên thành công – nhưng chúng không phải yếu tố quan trọng nhất. Theo các nhà khoa học, sự kiên trì tới mức lì lợm mới thực sự là chìa khóa mở cánh cửa bước vào ngôi đền vĩ nhân.

Chuyên gia Daniel Pink trong cuốn “Drive: The suprising truth about what motivates us” (Tạm dịch: Động lực chèo lái hành vi) cho hay, kiên trì tuy là khái niệm khó xác định nhưng lại góp phần quan trọng hơn cả chỉ số IQ trong việc đánh giá sự thành công của một con người.

Các vĩ nhân đặc biệt ở chỗ, họ kiên trì và đam mê theo đuổi những mục tiêu dài hạn. Theo nhà nghiên cứu Howard Gardner, họ yêu thất bại nhiều khi còn hơn cả sự thành công và điều này được kiểm chứng trong chiều dài lịch sử. Isaac Newton, Albert Einstein hay thậm chí Bill Gates, Warren Buffett đã không ít lần vấp ngã trước khi có được sự nghiệp lẫy lừng, vang dội.

Ngoài ra, khi được hỏi chìa khóa thành công là gì thì cả Jack Ma và Bill Gates đều cho rằng từ bỏ chính là một thất bại lớn nhất và người kiên trì đến cùng là những người thành công. Kể cả khi bạn đã cố gắng hết sức nhưng không đạt được mục tiêu của mình thì đó cũng là một thành công. Những người vĩ đại luôn học hỏi nhiều nhất từ những trở ngại, khó khăn. Chìa khóa thành công là sự kiên trì và không ngừng học hỏi từ những sai lầm của bạn.

5. Thích tạo ra may mắn

Những vĩ nhân trên thế giới đều không tin, may mắn chỉ là sự ngẫu nhiên. Thay vào đó, họ luôn cố gắng để tạo ra “may mắn” cho bản thân.

Thực tế, các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra may mắn là điều con người kiểm soát được. Trong cuốn Luck Factor, nhà nghiên cứu Richard Wiseman đã chỉ ra, chính hành động và cách ứng xử hàng ngày sẽ quyết định bạn có may mắn hay không.

Theo ông, những vĩ nhân duy trì các thói quen tốt và biết cách đối nhân xử thế nên họ tạo ra được nhiều cơ hội cho bản thân – thứ mà những người bình thường cho rằng đó là “may mắn”. Để kiểm chứng kết luận này, Wiseman thậm chí còn mở lớp học dạy “may mắn” và phân tích kết quả dựa trên sự thay đổi của các học viên trong lớp này. Thật đáng ngạc nhiên, 80% học viên thừa nhận cuộc sống họ vui vẻ và may mắn hơn trước rất nhiều nhờ vào các kĩ năng được rèn luyện và đào tạo.

6. Không bao giờ đổ lỗi cho người khác

Những kẻ thất bại là người đổ lỗi cho người khác về thất bại của bản thân còn người thành công chịu trách nhiệm cho tất cả những thất bại đó. Kẻ thất bại phàn nàn về mọi thứ và chối bỏ những sai lầm do thiếu sót của bản thân, họ đổ lỗi cho cả ba mẹ của mình điều đó khiến họ không đáng tin cậy, không biết rút ra bài học từ những sai lầm. Họ cứ mải mê đổ lỗi mà không biết kiểm điểm lại chính bản thân mình nên thành công càng ngày càng xa họ.

Trong khi đó, người thành công luôn đạt được mục tiêu đề ra vì họ biết thành công phụ thuộc vào nỗ lực, sự kiên trì và mục tiêu của bản thân họ. Đối với những người này, thất bại chính là động lực giúp họ vươn tới thành công.

Thật dễ dàng để thực hiện điều này vì họ đã có những kế hoạch được soạn thảo kỹ lưỡng.

Nguồn: afamily.vn

Đăng bởi Để lại phản hồi

CẬU BÉ BẠI NÃO VÀ CÂU NÓI “CON THÔNG MINH THEO CÁCH KHÁC”

ĐÀI LOAN Bị mọi người coi là thiểu năng vì chỉ số IQ 70, Lư Tô Vỹ vẫn kiên trì học hành và trở thành tác giả của 50 đầu sách giáo dục nổi tiếng.

Lư Tô Vỹ sinh năm 1960 tại một gia đình bố mẹ đều là công nhân mỏ. Khi mẹ mang thai ông, người cha phải đi tù vì oan sai. Gia đình bị tịch thu hết tài sản. Hai mẹ con sau đó phải sống dựa vào bên ngoại.

Năm Lư 8 tuổi, người cha ra tù, kinh tế bớt khó khăn. Tuy vậy, cùng năm đó cậu bé mắc viêm não Nhật Bản, bác sĩ chẩn đoán chỉ sống thêm được ba năm. Dù được cứu sống, não bộ của Lư tổn thương nghiêm trọng và mất khả năng ghi nhớ. Khi đó cậu không đếm nổi từ 1 tới 10, dạy nhiều lần cũng không biết cách xem đồng hồ.

Trên lớp, bài kiểm tra của Lư cũng toàn điểm 0. Không thể tiếp thu bài, điểm số đứng bét lớp nên có lần cậu bị cô giáo mắng là “đồ con lợn”. Vừa nghe cô giáo nhắc đến lợn, Lư hỏi lại: “Thưa cô, lợn ở đâu ạ?”. Cô giáo nghe vậy bực đến nỗi quát lớn: “Sao em dốt vậy, đến nỗi người khác mắng mình là lợn mà cũng không hiểu. Em giống như con lợn bị chấn thương não vậy”.

Lúc tan học, chị gái đón em về nhà, cô giáo vẫn chưa nguôi cơn giận, liền mắng cả người chị, khiến cô bé khóc oà.

Sau khi về đến nhà, chị gái Lư mách với bố. Người bố nói: “Nếu em trai con là lợn, thì đây là chú lợn thông minh nhất thế giới”. Chị gái lại nói: “Nhưng cô giáo mắng em là con lợn bị chấn thương não bố ạ”. Người bố vẫn điềm nhiên: “Con trai bố rất thông minh, con ngày càng thông minh, là người thông minh nhất trên thế giới”.

Dù con bị điểm kém, bố mẹ Lư chưa khi nào mắng cậu. Mẹ Tô Vỹ là người mù chữ, trong hoàn cảnh gia đình nheo nhóc vẫn bỏ thời gian, công việc theo con đến trường. Bà học từng chữ, rồi lại gắng tìm cách giảng giải dễ hiểu để con có hứng thú nắm được cách viết. Cứ như vậy Lư dần viết được nhiều chữ hơn.

Người cha khi đối diện với các bài kiểm tra toàn “trứng ngỗng” của Lư, vẫn tấm tắc khen. Khi con được điểm 1 đầu tiên, ông đã hét lên: “Vỹ, con thi được điểm thật rồi”. Từ điểm 1 này mà cậu bé được ông bố thưởng cho chiếc đùi gà.

Cả bố mẹ thường động viên con trai: “Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác”. Bố Lưu luôn dặn dò, tiềm năng là vô tận, có khuyết điểm ắt sẽ có ưu điểm. Chỉ khi quyết tâm tin vào bản thân mới gặt hái được thành công.

Với niềm tin và tình yêu của gia đình, Lư Tô Vỹ cũng tin bản thân cậu rất thông minh, chỉ là chưa có cơ hội để khẳng định điều này.

Tốt nghiệp cấp 3, Lư Tô Vỹ quyết định thi đại học, dù thầy cô và bạn bè đều cười nhạo. Năm đầu tiên cậu thi vào Đại học sư phạm nhưng trượt. Trong 5 năm liên tiếp, cậu đều thất bại, cho đến năm thứ 6 mới đỗ vào Học viện sỹ quan cảnh sát.

Dù vào được đại học, sức học của Lư vẫn rất yếu, đặc biệt là tiếng Anh. Kết quả kém khiến nhiều lần cậu bị giáo viên phàn nàn và bạn bè trêu chọc. Nhận thức được điều này, Lư học chăm chỉ hơn nữa nhưng kết quả không cải thiện. Mọi việc vẫn tiếp diễn cho đến ngày chàng sinh viên năm thứ nhất gặp được giáo sư Mã Truyền Trấn. Sau nhiều lần phân tích kết quả IQ của Lư, vị giáo sư kết luận: “Lư Tô Vỹ, em không phải kẻ ngốc, em là một thiên tài khác biệt. Chỉ là em chưa phát huy được khả năng của mình”. Vị giáo sư khuyên Lư nên làm những công việc sáng tạo. “Em không cần phải dùng phương pháp của người khác để học tập, hãy dùng chính phương pháp của mình”, ông nhắc nhở.

Từ lời khuyên của giáo sư, Lư bắt đầu điều chỉnh kế hoạch và phương pháp học tập. Khi đọc sách, cậu sẽ đọc mục lục trước rồi tự xây dựng bảng hệ thống, sau đó điền từ khóa vào hệ thống đó. Nhờ thay đổi, đến kỳ hai của năm thứ hai, Lư đã lọt vào top 3 của lớp. Lúc này cậu đã tin: “Mình không ngu ngốc, chỉ thông minh theo cách khác”.

Những năm ngồi trên ghế giảng đường, Lư liên tục nhận được giải thưởng nghiên cứu của trường, tốt nghiệp đứng thứ 3 toàn khóa. Học xong đại học, Lư Tô Vỹ từng làm trong trại giáo dưỡng với nhiệm vụ cảm hóa các thanh thiếu niên phạm tội, sau đó trở thành chuyên gia trong lĩnh lực khai thác và phát triển năng lực tiềm ẩn và là tác giả của 50 đầu sách về giáo dục con cái. Ông cũng thường được mời đi diễn thuyết tại nhiều nơi trên thế giới, động viên và cảm hóa vô số người sống một cách tự lập, tìm lại lòng tự tin của mình.

Lư Tô Vỹ từng viết câu chuyện của bản thân mình trong cuốn sách “Con không ngốc, con chỉ thông mình theo một cách khác” xuất bản năm 2015, gây tiếng vang trên toàn thế giới. Trong cuốn sách này, ở cuối mỗi chương, ông lại đưa ra một bài học quan trọng từ hồi ức của mình. Một trong những bài học mà Tô Vỹ nhắc đến chính là việc mỗi người nên “nhìn thấy thiên tài trong chính mình”.

“Nhìn thấy thiên tài trong mình, thấy được vẻ đẹp độc đáo của bản thân, trong phút chốc cuộc đời chúng ta sẽ đổi khác. Trong xã hội hiện đại, chúng ta theo đuổi quá nhiều những mục tiêu không thuộc về mình, mà không biết bản thân mình thực sự muốn gì. Tại sao không dừng lại xem xét bản thân, rồi mới tiếp tục xuất phát? Nhất định bạn sẽ phát hiện ra rằng, chính bản thân bạn đã là một món quà, một kho báu vô giá”, ông viết.

Nguồn: Vnexpress.net

Đăng bởi Để lại phản hồi

CHIẾN LƯỢC SIÊU NHẬN THỨC GIÚP BẤT CỨ AI CÓ THỂ GHI NHỚ ĐẾN 90% NỘI DUNG MÀ HỌ ĐÃ ĐỌC

Đọc không phải là một cuộc đua – hãy dành thời gian để học, nhớ lại và suy ngẫm

“Thinking, Fast and Slow. Thinking in Bets. Skin in the Game. Great Thinkers. The Laws of Human Nature. The Intelligent Investor. Zero to One”. Đây là những cuốn sách đòi hỏi bạn phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới có thể hiểu và lĩnh hội sâu sắc những ý tưởng tuyệt vời mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc.

Đọc nhiều sách, đặc biệt là những cuốn sách hay sẽ giúp chúng ta nâng cao kiến thức, khả năng phán đoán và năng lực tư duy. Tuy nhiên, có rất nhiều người chỉ cố gắng đọc càng nhiều càng tốt mà không quan tâm đến việc đọc hiểu nội dung của cuốn sách.

Mỗi năm bạn đặt mục tiêu cho bản thân là phải đọc xong hàng trăm cuốn sách nhưng lại không quan tâm đến cách để nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức thì có thể bạn sẽ không dung nạp được tất cả kiến ​​thức bạn cần từ những cuốn sách đó. Chính vì vậy, đôi khi bạn cần phải giảm tốc độ và suy nghĩ sâu sắc về những ý tưởng mới trong từng cuốn sách.

Để đạt được mục tiêu tiếp thu thêm nhiều kiến ​​thức mới thì bạn cần đọc có chủ đích. Bạn không nên cố đọc những cuốn sách hay trong một hoặc vài ngày. Bạn có thể đọc được hết cuốn sách đó nhưng lượng kiến thức bạn có thể nhớ từ việc cố đọc nhanh sẽ không nhiều.

Học kiến ​​thức mới đòi hỏi bạn cần phải tập trung và dành thời gian phân tích. Nếu bạn quá vội vàng, bạn sẽ bỏ lỡ những kiến ​​thức thú vị. Nếu bạn tạo thói quen đọc nhanh hơn, bạn có thể bỏ lỡ những trải nghiệm sâu sắc về một cuốn sách.

Susan Hill, tác giả của cuốn sách “Howards End is on the Landing: A Year of Reading from Home”cho rằng: Đọc nhanh hơn, “… sẽ không cho phép cuốn sách đi sâu vào tâm trí và trở thành một phần của chính chúng ta. Việc tích lũy kiến ​​thức, trí tuệ và kinh nghiệm sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình hơn.”

Naval Ravikant cho rằng “Càng đọc chậm, chúng ta càng thông minh”

Cùng đọc một cuốn sách nhưng khả năng tiếp thu kiến thức hữu ích của mỗi người là khác nhau. Và có thể thấy số người tiếp thu được nhiều kiến thức hữu ích chiếm tỷ lệ ít hơn. Vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại như vậy?

Vận dụng “Siêu nhận thức” để đọc hiểu thành công:

“Siêu nhận thức” (metacognition) là thuật ngữ sử dụng để nói đến khái niệm nhận thức về cách mình suy nghĩ và suy nghĩ về cách bản thân tư duy. Nói một cách dễ hiểu hơn, siêu nhận thức đó là tư duy của từng cá nhân về suy nghĩ của họ.

Đây là một kỹ năng quan trọng để học hỏi và tiếp thu những kiến ​​thức mới.

Khi bạn áp dụng siêu nhận thức trong việc đọc hiểu:

1. Bạn dành thời gian để phân tích nội dung và suy ngẫm về những gì bạn đọc.

2. Bạn sẽ có những câu hỏi mang tính phản biện, thử thách và phân tích trong khi đọc.

3. Bạn dành thời gian để tìm hiểu những điều bạn đã biết trước khi đọc và những điều bạn muốn cải thiện.

4. Bạn sẽ luôn suy nghĩ về việc phải làm gì để tiếp thu được nhiều kiến thức hơn khi đọc

5. Bạn dự định áp dụng một số ý tưởng trong cuốn sách vào cuộc sống của mình.

Việc vận dụng siêu nhận thức giúp người đọc nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức, đồng thời nâng cao trải nghiệm đọc của họ.

Học cách đọc và suy nghĩ cùng một lúc

“Chúng ta nên học cách chú ý, tập trung hết mình khi đọc sách. Chúng ta có thể đọc chậm lại để có thể cảm nhận lời văn, cảm nhận sự chuyển động của câu từ” Thomas Newkirk đã viết trong cuốn sách “The Art of Slow Reading: Six Time-Honored Practices for Engagement”

Những người cố gắng đọc nhanh có thể không đạt được những kỳ vọng mà mình đặt ra vì não bộ không có đủ thời gian để học, lưu trữ và suy ngẫm về kiến ​​thức mới.

Tỷ lệ tiếp thu kiến ​​thức có thể giảm đáng kể khi bạn đọc lướt. Điều đó thậm chí còn tồi tệ hơn khi bạn đang đọc một chủ đề mới hoặc đọc những cuốn sách dày.

Đọc có chủ đích nghĩa là bạn đọc hiểu cuốn sách của mình một cách nghiêm túc. Đó là một trong những cách tốt nhất để tiếp thu và lưu giữ kiến ​​thức mới.

Hầu hết với những cuốn sách hay yêu cầu bạn cần đầu tư tối thiểu từ 5–10 giờ thì mới có thể hiểu nội dung một cách sâu sắc. Với những cuốn sách hay nếu bạn có thể dành nhiều thời gian hơn thì một điều cần thiết bạn cần lưu ý là bạn phải đảm bảo rằng bạn có thể tiếp thu được nhiều kiến ​​thức nhất từ ​​cuốn sách đó nhưng không được lãng phí quá nhiều thời gian.

Nếu bạn có kế hoạch mua hầu hết mọi cuốn sách mà bạn muốn thì trước hết bạn cần lên kế hoạch đọc. Và dĩ nhiên kế hoạch đó không liên quan đến việc đọc lướt trừ khi bạn muốn nhanh chóng chuyển sang một cuốn sách hay hơn so với cuốn sách bạn đang đọc.

Để nâng cao kỹ năng đọc hiểu, nhiều độc giả đã áp dụng một số cách sau:

1. Ghi chú cá nhân trong khi đọc.

2. Làm nổi bật những ý tưởng đặc sắc, đặc biệt là những ý tưởng thay đổi suy nghĩ của họ.

3. Gạch chân những ý tưởng quan trọng mà họ có thể tham khảo trong tương lai.

4. Tóm tắt nội dung mỗi chương mà họ hoàn thành.

5. Thảo luận chủ đề trong cuốn sách với người khác để tìm hiểu và tiếp thu thêm kiến thức dưới những góc nhìn khác.

6. Suy ngẫm những ý tưởng mới bằng cách viết về chúng.

Một trong những điều quan trọng để có thể cải thiện kỹ năng đọc hiểu và nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức là việc bạn dành một thời gian phù hợp để đọc đặc biệt là đối với những cuốn sách hay. Bạn có thể thực hiện thêm thói quen này bằng cách phân tích và xây dựng trí tò mò cá nhân về những ý tưởng trong từng cuốn sách bạn đọc.

Phân tích về những ý tưởng được trình bày trong cuốn sách. Kiến thức của bạn có đúng với những ý tưởng mà tác giả đề cập hay không? Nếu không, tác giả đã trình bày góc nhìn mới như thế nào? Liệu bạn có thể liên kết kiến ​​thức mới với những kiến ​​thức từ các lĩnh vực khác hay không?

Andy Matuschak cho rằng: “Người đọc phải luôn đặt ra những câu hỏi phản biện: Tôi đã hiểu điều đó chưa? Tôi có nên đọc lại nó không? Tôi có cần tham khảo văn bản khác không? “. Người đọc phải hiểu nhận thức của chính mình. “Khi hiểu biết thêm một điều gì đó cảm giác của tôi sẽ như thế nào? Điểm mù của tôi ở đâu? “

Đọc kết hợp với phân tích sẽ khiến não bộ của bạn luôn hoạt động, bạn phải luôn suy nghĩ về suy nghĩ của chính mình. Từ đó bạn càng tiếp thu thêm nhiều kiến ​​thức mới và càng có thể ghi nhớ nó tốt hơn.

Đọc để hiểu có nghĩa là bạn sẵn sàng sống chậm lại. Tuy nhiên, tôi không sử dụng cùng một cách tiếp cận cho mọi cuốn sách.

Francis Bacon đã đúng: “Một số cuốn sách chỉ cần nếm thử, những cuốn khác cần phải được nuốt, và một số cuốn sách cần phải được ‘tiêu hóa’ kỹ lưỡng và từ tốn; tức là một số sách chỉ để đọc từng phần; những cuốn khác để đọc nhưng không tò mò; và một số cuốn cần phải tập trung đọc và phân tích toàn bộ”.

Mỗi cuốn sách cần có một chiến lược đọc khác nhau. Đối với những cuốn sách hay, tôi sẽ không đọc lướt qua mà sẽ phân tích và suy ngẫm sâu sắc nhất là những ý tưởng mới.

Nếu mục tiêu của bạn không phải hiểu, duy trì và áp dụng kiến ​​thức từ những cuốn sách mà bạn đọc thì bạn có thể thử một cách tiếp cận nhanh hơn miễn là nó phù hợp.

Nhưng nếu mục tiêu của bạn là ghi nhớ 90% những gì bạn đọc thì hãy dành thời gian cho nó. Đọc chậm lại, Suy nghĩ và Phân tích về các ý tưởng đó. Một điều quan trọng là nhớ tóm tắt lại nội dung cuốn sách bằng chính ngôn từ của riêng bạn. Và hãy bắt đầu mọi cuốn sách với một mục tiêu và chọn cho mình một phong cách đọc khôn ngoan.

Theo Cafebiz

Đăng bởi Để lại phản hồi

MUỐN GẶP NGƯỜI XUẤT SẮC, BẠN CŨNG PHẢI BIẾN MÌNH TRỞ NÊN XUẤT SẮC !

Tôi từng đọc một đoạn thế này: Đừng cố đuổi theo một con ngựa, mà hãy dùng thời gian đuổi theo ngựa để trồng cỏ, đợi đến khi xuân về hoa nở sẽ có cả một bầy ngựa đẹp cho bạn chọn. Đừng cố nịnh bợ một người, mà hãy dùng thời gian tạm thời không có bạn đó để nâng cao năng lực của bản thân, đến khi thời cơ chín muồi, sẽ có rất nhiều người đồng hành cùng bạn.

Bạn bè có nhờ nhân tình chỉ là tạm thời, người bạn bị thu hút bởi tài năng của bản thân mới lâu dài. Trau dồi cho bản thân có tác dụng hơn mua vui cho người khác nhiều.

Bản thân là cây ngô đồng thì phượng hoàng mới đậu lại, bản thân là biển cả thì trăm sông mới đổ về. Muốn gặp người xuất sắc, bạn cũng phải biến mình trở nên xuất sắc.

Có một nhà sáng lập từng chia sẻ kinh nghiệm của mình. Thời gian học đại học anh ấy rất có hứng thú với thương mại điện tử, khi tham gia các hoạt động sự kiện, anh ấy có quen biết với một vài người có địa vị. Sau khi tốt nghiệp, anh ấy quyết định tự khởi nghiệp, tràn đầy tự tin liên lạc với những người có địa vị đó, nhưng không được hồi đáp. Anh ấy chỉ có thể tự học hỏi, không ngừng thử nghiệm, từng bước từng bước ghi dấu ấn, cuối cùng cũng có đôi ba thành tựu. Sau này, người tìm đến anh ấy đàm phán hợp tác nhiều vô kể, trong đó có người có địa vị năm đó.

Người xuất sắc sẽ gặp người xuất sắc hơn; bản thân giỏi thì mới gặp được người khác giỏi. Cuộc đời của bạn như thế nào, có quan hệ rất nhiều với những người quanh bạn. Ở cùng người tràn đầy ánh sáng, lòng bạn sẽ không bao giờ tăm tối; ở cùng người có chí tiến thủ, bạn sẽ không bao giờ bị lạc hậu; ở cùng người hào phóng, bạn cũng sẽ không nhỏ nhen; ở cùng người sáng suốt, khi gặp chuyện bạn sẽ không cảm thấy hoang mang.

Bạn là người thế nào thì sẽ gặp người thế đó. Đời người quý giá, nhất định hãy biến mình trở nên xuất sắc, và đi cùng người xuất sắc.

Nguồn: Public Speaking