Có khá nhiều bạn trẻ không thể tiết kiệm được tiền hoặc họ chỉ tiết kiệm một khoản tiền nhỏ cho an tâm, rồi lại tiếp tục tiêu xài hoang phí. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này chính là họ chưa ý thức được vai trò của tiền tiết kiệm đối với tương lai. Và dưới đây sẽ là năm sai lầm thường gặp trong công cuộc quản lý tài chính của nhiều bạn trẻ hiện này.
Đầu tiên, bạn bắt đầu tiết kiệm tiền sau khi chi tiêu. Cách sử dụng tiền của một số người là tự thưởng cho bản thân sau khi nhận được tiền, rồi sau đó mới bắt đầu nghĩ xem họ còn lại bao nhiêu tiền để tiết kiệm. Đây thực sự là cách tiết kiệm tiền sai lầm nhất và cũng là lý do khiến cho nhiều người không có tiền tiết kiệm, bởi đã lỡ tiêu hết rồi thì lấy đâu ra để cho vào tài khoản tiết kiệm được nữa. Hãy nhớ tiết kiệm trước rồi hãy tiêu, đó là quy tắc tiết kiệm không bao giờ được thay đổi.
Thứ hai, bạn không lập kế hoạch chi tiêu. Nếu bạn thuộc tuýp người đầu tháng tiêu xài hoang phí, đến cuối tháng phải cân đong đo đếm từng bữa ăn, thì đó chính là lý do khiến bạn vẫn có thể tiêu hết sạch tiền dù thu nhập có cao đi chăng nữa. Trong trường hợp này, trừ khi bạn bắt đầu học cách lập kế hoạch chi tiêu thì có thể rất lâu nữa bạn mới có thể tiết kiệm.
Thử nghĩ xem, nếu bạn sắp đến một nơi mà bạn chưa đến, bạn sẽ cần một bản đồ để biết cách đến đó, đúng không? Nếu bạn đi bộ theo cảm tính, bạn có thể đang đi lòng vòng trong một thời gian dài mà không thể tìm thấy mục tiêu hoặc đích đến. Kế hoạch chi tiêu có thể cho phép bạn ước tính cách tiêu tiền trước, thay vì tiêu tiền theo cảm tính. Quan trọng nhất, nó cho phép bạn cân bằng giữa tiết kiệm tiền và tiêu tiền. Sau khi nhận được thu nhập hàng tháng của mình, bạn có thể phân bổ nó trước và yên tâm chi tiêu.
Thứ ba, bạn chỉ muốn học cách tạo ra lợi nhuận, nhưng không quan tâm đến việc quản lý rủi ro. Mặc dù chúng ta nói “lợi nhuận cao phải chấp nhận rủi ro cao”, nhưng trên thực tế, lợi nhuận và rủi ro có thể không cân xứng. Miễn là bạn có đi đúng đường thì lợi nhuận cao không nhất thiết phải có rủi ro cao. Nhưng có một tiền đề quan trọng, đó chính là bạn phải học cách quản lý rủi ro. Lấy vé số làm ví dụ, một tờ vé số giá chỉ vài trăm tệ nhưng phần thưởng khi trúng số lên tới hàng triệu tệ, nhưng xét về số lượng thì cái rủi ro khi không trúng vé số nhỏ hơn rất nhiều so với phần thưởng nhận được nếu như trúng độc đắc.
Thứ tư, bạn không muốn kiểm soát dòng tiền của chính mình. Tại sao nhiều người lại tiết kiệm ít hơn trong khi thu nhập từ công việc của họ tăng lên? Bởi vì khi không có kế hoạch chi tiêu, bản chất của con người là muốn tiêu nhiều tiền hơn. Thu nhập tăng lên nhưng tiền tiêu xài cũng tăng chóng mặt để “lấy sức kiếm tiền”. Chi nhiều cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm ít hơn, để rồi vài năm nữa trôi qua, bạn mới nhận ra mất đi cơ hội tích lũy tài sản ở thời điểm tốt nhất.
Chi nhiều cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm ít hơn, để rồi vài năm nữa trôi qua, bạn mới nhận ra mất đi cơ hội tích lũy tài sản ở thời điểm tốt nhất.
Có khá nhiều bạn trẻ không thể tiết kiệm được tiền hoặc họ chỉ tiết kiệm một khoản tiền nhỏ cho an tâm, rồi lại tiếp tục tiêu xài hoang phí. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này chính là họ chưa ý thức được vai trò của tiền tiết kiệm đối với tương lai. Và dưới đây sẽ là năm sai lầm thường gặp trong công cuộc quản lý tài chính của nhiều bạn trẻ hiện này.
Đầu tiên, bạn bắt đầu tiết kiệm tiền sau khi chi tiêu. Cách sử dụng tiền của một số người là tự thưởng cho bản thân sau khi nhận được tiền, rồi sau đó mới bắt đầu nghĩ xem họ còn lại bao nhiêu tiền để tiết kiệm. Đây thực sự là cách tiết kiệm tiền sai lầm nhất và cũng là lý do khiến cho nhiều người không có tiền tiết kiệm, bởi đã lỡ tiêu hết rồi thì lấy đâu ra để cho vào tài khoản tiết kiệm được nữa. Hãy nhớ tiết kiệm trước rồi hãy tiêu, đó là quy tắc tiết kiệm không bao giờ được thay đổi.
Thứ hai, bạn không lập kế hoạch chi tiêu. Nếu bạn thuộc tuýp người đầu tháng tiêu xài hoang phí, đến cuối tháng phải cân đong đo đếm từng bữa ăn, thì đó chính là lý do khiến bạn vẫn có thể tiêu hết sạch tiền dù thu nhập có cao đi chăng nữa. Trong trường hợp này, trừ khi bạn bắt đầu học cách lập kế hoạch chi tiêu thì có thể rất lâu nữa bạn mới có thể tiết kiệm.
Thử nghĩ xem, nếu bạn sắp đến một nơi mà bạn chưa đến, bạn sẽ cần một bản đồ để biết cách đến đó, đúng không? Nếu bạn đi bộ theo cảm tính, bạn có thể đang đi lòng vòng trong một thời gian dài mà không thể tìm thấy mục tiêu hoặc đích đến. Kế hoạch chi tiêu có thể cho phép bạn ước tính cách tiêu tiền trước, thay vì tiêu tiền theo cảm tính. Quan trọng nhất, nó cho phép bạn cân bằng giữa tiết kiệm tiền và tiêu tiền. Sau khi nhận được thu nhập hàng tháng của mình, bạn có thể phân bổ nó trước và yên tâm chi tiêu.
5 sai lầm phổ biến khi người trẻ quản lý tài chính, đi làm mãi mà không có tiền tiết kiệm
Thứ ba, bạn chỉ muốn học cách tạo ra lợi nhuận, nhưng không quan tâm đến việc quản lý rủi ro. Mặc dù chúng ta nói “lợi nhuận cao phải chấp nhận rủi ro cao”, nhưng trên thực tế, lợi nhuận và rủi ro có thể không cân xứng. Miễn là bạn có đi đúng đường thì lợi nhuận cao không nhất thiết phải có rủi ro cao. Nhưng có một tiền đề quan trọng, đó chính là bạn phải học cách quản lý rủi ro. Lấy vé số làm ví dụ, một tờ vé số giá chỉ vài trăm tệ nhưng phần thưởng khi trúng số lên tới hàng triệu tệ, nhưng xét về số lượng thì cái rủi ro khi không trúng vé số nhỏ hơn rất nhiều so với phần thưởng nhận được nếu như trúng độc đắc.
Thứ tư, bạn không muốn kiểm soát dòng tiền của chính mình. Tại sao nhiều người lại tiết kiệm ít hơn trong khi thu nhập từ công việc của họ tăng lên? Bởi vì khi không có kế hoạch chi tiêu, bản chất của con người là muốn tiêu nhiều tiền hơn. Thu nhập tăng lên nhưng tiền tiêu xài cũng tăng chóng mặt để “lấy sức kiếm tiền”. Chi nhiều cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm ít hơn, để rồi vài năm nữa trôi qua, bạn mới nhận ra mất đi cơ hội tích lũy tài sản ở thời điểm tốt nhất.
5 sai lầm phổ biến khi người trẻ quản lý tài chính, đi làm mãi mà không có tiền tiết kiệm – Ảnh 2.
(Ảnh minh hoạ)
Và cuối cùng, bạn cố gắng tiết kiệm nhưng lại không biết cách chi tiêu. Những lời nhắc nhở trước đây đều thiên về tiết kiệm, nhưng tôi tin rằng một số người tiết kiệm quá mà không dám tiêu tiền. Nếu ngày xưa, người tiền sử đã biết cách đổi một vật mình có lấy một thứ mà mình chưa có thì hiện tại, tôi chỉ cần biến nỗ lực làm việc của mình thành tiền, và sau đó tôi đi mua một thứ gì đó để có thể thoả mãn bản thân sau những giờ làm việc vất vả.
Chi tiêu hợp lý cũng là cách để tạo thêm động lực cho bản thân hoặc đầu tư để tích lũy thêm tài sản một cách ổn định, giá trị của đồng tiền sẽ bị ăn mất. Nếu không, đồng tiền cũng sẽ mất giá nếu như ở trong tài khoản từ năm này đến năm khác. Tiết kiệm được tiền là tốt, nhưng đừng bị tiền bạc trói buộc dẫn đến việc ngại tiêu tiền. Chỉ cần bạn có kế hoạch thì sẽ không phải lo lắng về việc bội chi mà vẫn có thể cải thiện mức độ hài lòng trong cuộc sống.
Vậy nên, hãy coi thu nhập của bạn như một nguồn tài nguyên quý giá mà bạn đánh đổi bằng rất nhiều thời gian và sức lực. Hãy tận dụng thật tốt bởi nó chính là công cụ để bạn nhìn nhận tương lai một cách nghiêm túc và khiến những nỗ lực của bản thân trở nên có giá trị hơn.
Theo Cô Chang
Trí thức trẻ.